Wiki - KEONHACAI COPA

Bùi Văn Cường

Bùi Văn Cường
Chức vụ
Nhiệm kỳ7 tháng 4 năm 2021 – nay
2 năm, 357 ngày
Chủ tịchVương Đình Huệ
Tiền nhiệmNguyễn Hạnh Phúc
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Tổng Thư kýNguyễn Trường Giang
Nhiệm kỳ7 tháng 4 năm 2021 (2021-04-07) – nay
2 năm, 357 ngày
Tiền nhiệmNguyễn Hạnh Phúc
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ nhiệmPhạm Đình Toản
Nguyễn Thị Thúy Ngần
Phạm Thúy Chinh
Vũ Minh Tuấn
Nguyễn Mạnh Hùng
Nhiệm kỳ22 tháng 5 năm 2011 (2011-05-22) – nay
12 năm, 312 ngày
Chủ tịch Quốc hội
Đại diệnGia Lai, Đắk Lắk, Hải Dương
Nhiệm kỳ19 tháng 7 năm 2019 (2019-07-19) – 7 tháng 5 năm 2021 (2021-05-07)
1 năm, 292 ngày
Tiền nhiệmÊban Y Phu
Kế nhiệmNguyễn Đình Trung
Phó Bí thưPhạm Minh Tấn (thường trực)
Y Biêr Niê
Phạm Ngọc Nghị
Nhiệm kỳ14 tháng 4 năm 2016 (2016-04-14) – 28 tháng 7 năm 2019 (2019-07-28)
3 năm, 105 ngày
Tiền nhiệmĐặng Ngọc Tùng
Kế nhiệmNguyễn Đình Khang
Nhiệm kỳ26 tháng 1 năm 2016 (2016-01-26) – nay
8 năm, 63 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Nhiệm kỳ26 tháng 6 năm 2012 (2012-06-26) – 12 tháng 4 năm 2016 (2016-04-12)
3 năm, 291 ngày
Tiền nhiệmTrương Quang Nghĩa
Kế nhiệmPhạm Viết Thanh
Nhiệm kỳTháng 10 năm 2006 (2006-10) – Tháng 4 năm 2008 (2008-04)
Bí thư thứ nhấtVõ Văn Thưởng
Thông tin chung
Sinh18 tháng 6, 1965 (58 tuổi)
Thăng Long, Kinh Môn, Hải Dương
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ

Bùi Văn Cường (sinh ngày 18 tháng 6 năm 1965) là một chính trị gia người Việt Nam, hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Không chỉ là đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp XIII, XIVXV, ông còn từng là Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk, Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới kiêm Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.[1]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu đời và Thành đoàn Hải Phòng[sửa | sửa mã nguồn]

Bùi Văn Cường sinh ngày 18 tháng 6 năm 1965, tại xã Thăng Long, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Sau khi hoàn thành bằng Kỹ sư chuyên ngành Điều khiển tàu biển, ông tiếp tục học Thạc sĩ ngành Kỹ thuật An toàn Hàng hải. Năm 1990, ông trở thành giảng viên tại Trường Đại học Hàng hải và lần lượt trải qua các chức vụ như Bí thư Đoàn trường, Thường trực Đảng ủy rồi Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ và Giám đốc Trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm. Trong khoảng thời gian này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 14 tháng 6 năm 1993 và chính thức trở thành Đảng viên vào 1 năm sau đó. Từ tháng 10 năm 1997, ông Phó Bí thư Thành đoàn Hải Phòng và bắt đầu đảm nhiệm các chức vụ thuộc khối Đảng ủy của thành phố, trong đó có Chủ tịch Hội đồng đội, Chủ tịch Công đoàn khối cơ quan và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối cơ quan thuộc Thành đoàn Hải Phòng.

Từ năm 1999 đến 2006, ông liên tiếp đảm nhận nhiều chức vụ trong Trung ương ĐoànHội Sinh viên Việt Nam trong đó có Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đoàn và Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam. Đến ngày 20 tháng 10 năm 2006, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa 8 lần thứ 10 bầu thêm 3 Bí thư Trung ương đoàn, trong đó có Bùi Văn Cường và Võ Văn Thưởng – người về sau trở thành Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất trong lịch sử Việt Nam.[2][3] Thời gian sau, ông trở thành một thành viên của Ban Chỉ đạo Quốc gia. Đến ngày 14 tháng 5 năm 2008, ông được điều về Tỉnh ủy Gia Lai giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 13.[4] Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 vào tháng 1 năm 2011, Bùi Văn Cường trở thành một trong những Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.[5] Cũng tại đại hội này, ông được để cử để bầu làm Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội nhưng chỉ đạt được 47% số phiếu thuận nên đề cử này không được thông qua.[6] Tháng 8 năm đó, ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa 13 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Gia Lai,[7] và được bổ nhiệm vào Ban Dân vận Trung ương giữ chức Phó Trưởng ban.[8]

Tỉnh ủy Gia Lai và Đắk Lắk[sửa | sửa mã nguồn]

Đến ngày 26 tháng 6 năm 2012, Bùi Văn Cường giữ chức vụ tại Ban Dân vận để tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2010 – 2015.[9][10] Đến ngày 15 tháng 10 năm 2015, ông tái đắc Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương.[11] Tại Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng 1 năm 2016, ông chính thức trở thành Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 4 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào ngày 12,[12][13] và trở thành Chủ tịch Tổng liên đoàn chỉ hai ngày sau đó.[14][15] Trong ngày 15 tháng 7 năm 2017, ông Cường với tư cách là Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chủ trì Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ và khánh thành Giai đoạn 1 Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hoà.[16][17] Sau khi hết nhiệm kỳ khóa 11, ông tiếp tục tái đắc cử vị trí Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vào tháng 9 năm 2018.[18]

Cũng trong khoảng thời gian này, ông tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ Khoa học hàng hải vào năm 2018 với đề tài "Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt-bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng."[19] Chiều ngày 19 tháng 7 năm 2019, Bùi Văn Cường được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 – 2020 thay cho ông Ê Ban Y Phu vừa về hưu không lâu trước đó.[20][21] Đến tháng 10 năm 2020, ông tái đắc cử vị trí này tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17.[22][23] Đầu năm 2021, ông tiếp tục trở thành Ủy viên Ban Chá hành Trung ương Đảng khóa 13. Đến tháng 4 cùng năm, ông được Quốc hội Việt Nam bầu làm Tổng thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Vị trí Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2020 – 2025 do ông Nguyễn Đình Trung, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông, đảm nhiệm.[24]

Tổng thư ký Quốc hội[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều ngày 19 tháng 4 năm 2021, lễ trao quyết định chỉ định Bí thư Đảng ủy Văn phòng Quốc hội và bàn giao công tác Đảng của Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội đã được diễn ra tại tòa nhà Quốc hội. Trong buổi lễ này, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Huỳnh Tấn Việt đã trao Quyết định chỉ định Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2020 – 2025 cho Tổng Thư ký Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.[25] Tháng 3 năm 2023, Hội nghị Hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện Thế giới ASGP diễn ra tại Manama, thủ đô Bahrain. Bùi Văn Cường với tư cách là Tổng thư ký Quốc hội đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này.[26]

Bị tố cáo đạo văn[sửa | sửa mã nguồn]

Vào khoảng tháng 3 năm 2020, một giáo viên thể dục Trường Tiểu học dân lập Nguyễn Khuyến, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk là Hoàng Minh Tuấn đã gửi đơn tố cáo lên Ban tổ chức Trung ương cùng nhiều lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk và Trung ương, cáo buộc ông Bùi Văn Cường đạo luận án tiến sĩ.[27] Đến ngày 14 tháng 5, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ra văn bản chính thức kết luận việc tố cáo luận văn tiến sĩ của Bùi Văn Cường đạo văn là hoàn toàn không có cơ sở.[28] Mặc dù đã nhận được kết luận về việc thẩm tra cũng như viết cam kết không tiếp tục vu khống nhưng ông Hoàng Minh Tuấn tiếp tục gửi đơn về nhiều đơn vị, ông Tuấn đã bị bắt vì tội vu khống. Không chỉ dừng lại ở đó, sau khi mở rộng điều tra, một giảng viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng là Phạm Đình Qúy cũng đã bị bắt vào tháng 9 vì "xúi dục, bàn bạc và thuê tiền để ông Tuấn vu khống".[29][30]

Trước đó vào tháng 8 cùng năm, tạp chí Môi trường và Xã hội đã đăng tải một bài viết của ông Phạm Đình Quý cáo buộc ông Bùi Văn Cường "đạo luận án Tiến sĩ, gian dối học thuật để trèo cao nhằm mục đích không trong sáng, gây bất bình trong nhân dân".[31] Đến ngày 30 tháng 9, tạp chí này đã bị Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phạt 50 triệu đồng và thu hồi giấy phép 2 tháng vì có hành vi vi phạm thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Tạp chí này cũng bị yêu cầu phải cải chính, xin lỗi theo quy định.[32] Đến ngày 2 tháng 10 năm 2020, công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Phạm Đình Quý để điều tra về hành vi vu khống được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam.[33] Một tuần sau, Tiểu ban Bảo vệ Chính trị nội bộ thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra kết luận chính thức rằng Bùi Văn Cường không có hành vi đạo văn trong luận án tiến sĩ như nội dung tố cáo trước đó.[28]

Trong suốt thời gian sự việc diễn ra, liên tiếp có nhiều thông tin trái chiều được đăng tải bởi các báo Việt Nam và báo nước ngoài như BBC, RFA, VOA, được cho là có liên quan đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII sẽ diễn ra sau đó vào đầu năm 2021.[27][31] Ngày 17 tháng 1 năm 2022, Tòa án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Hoàng Minh Tuấn và Phạm Đình Quý. Cả hai lần lượt nhận mức án 2 năm 6 tháng tù và 9 tháng tù vì tội vu khống.[34]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Minh Tuấn (20 tháng 10 năm 2006). “Bầu thêm 3 Bí thư Trung ương Đoàn”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Phùng Đô (2 tháng 3 năm 2023). “Chủ tịch nước trẻ nhất lịch sử Việt Nam Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức”. Báo Giao thông. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ TP (15 tháng 5 năm 2008). “Đồng chí Bùi Văn Cường được cử làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ “Danh sách Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”. Báo điện tử Chính phủ. 19 tháng 1 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  6. ^ Nguyên Hà (23 tháng 7 năm 2011). “Ông Nguyễn Sinh Hùng đắc cử Chủ tịch Quốc hội”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội các khóa - Bùi Văn Cường”. Văn phòng Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ “Lãnh đạo Tỉnh Gia Lai”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  9. ^ “Ông Bùi Văn Cường giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương”. Báo điện tử Tiền Phong. 28 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  10. ^ B.T.Q (ngày 26 tháng 6 năm 2012). “Ông Bùi Văn Cường giữ chức Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Tuấn Minh (15 tháng 10 năm 2015). “Đồng chí Bùi Văn Cường tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Khối DN Trung ương”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ Văn Duẩn (ngày 12 tháng 4 năm 2016). “Ông Bùi Văn Cường giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2016.
  13. ^ Thái Sơn (12 tháng 4 năm 2016). “Đồng chí Bùi Văn Cường giữ chức Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  14. ^ Xuân Tùng (14 tháng 4 năm 2016). “Ông Bùi Văn Cường giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Báo Tin tức - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  15. ^ “Tổng liên đoàn Lao động có tân Chủ tịch”. Báo điện tử Chính phủ. 14 tháng 4 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ Nguyễn Đình Quân (15 tháng 7 năm 2017). “Khánh thành Khu Tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2023.
  17. ^ “Khánh thành Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma: Nước mắt tuôn rơi”. Người Lao Động. 15 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2020. Truy cập 30 tháng 9 năm 2020.
  18. ^ Nhóm PV (25 tháng 9 năm 2018). “Đồng chí Bùi Văn Cường tái đắc cử Chủ tịch Tổng LĐLĐVN khóa XII”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  19. ^ Bùi Văn Cường. “Nghiên cứu tác động của tổ hợp chân vịt-bánh lái đến điều khiển hướng đi tàu thủy trên tuyến luồng Hải Phòng (Luận văn Tiến sĩ)”. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 10 năm 2020. Truy cập 30 tháng 9 năm 2020.
  20. ^ Anh Hùng (19 tháng 7 năm 2019). “Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường được bổ nhiệm làm Bí thư Đắk Lắk”. Tạp chí Đầu tư Tài chính. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ Trung Chuyên (19 tháng 7 năm 2019). “Ông Bùi Văn Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  22. ^ Nguyễn Công Lý (15 tháng 10 năm 2020). “Đồng chí Bùi Văn Cường tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ Trung Chuyên (15 tháng 10 năm 2020). “Ông Bùi Văn Cường tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  24. ^ Nguyễn Công Lý (7 tháng 5 năm 2021). “Đồng chí Nguyễn Đình Trung được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ Phúc Quân (19 tháng 4 năm 2021). “Đồng chí Bùi Văn Cường được chỉ định là Bí thư Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ Văn Chúc (12 tháng 3 năm 2023). “Khai mạc Hội nghị Hiệp hội các Tổng thư ký Nghị viện Thế giới ASGP”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ a b An Nhi (9 tháng 10 năm 2020). “Từ vụ án vu khống, cảnh giác với thủ đoạn phá rối trước Đại hội Đảng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ a b Nguyễn Công Lý (18 tháng 10 năm 2020). “Thông tin Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk "đạo văn" là không có cơ sở”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  29. ^ Ban Biên tập (18 tháng 10 năm 2020). “Thông tin Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk "đạo văn" là sự vu khống trắng trợn - Chi tiết tin - Trang chủ”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.
  30. ^ Quang Nam; Nguyễn Tân (ngày 29 tháng 9 năm 2020). “Thông tin về việc TS Phạm Đình Quý bị Công an Đắk Lắk tạm giữ”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020. Truy cập 30 tháng 9 năm 2020.
  31. ^ a b “Tỉnh ủy Đắk Lắk nói 'Bí thư Bùi Văn Cường không đạo văn'. BBC News Tiếng Việt. ngày 19 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2022.
  32. ^ Viết Thịnh (ngày 30 tháng 9 năm 2020). “Thu hồi giấy phép 1 tạp chí thông tin sai về Bí thư Đắk Lắk”. Báo điện tử Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập 30 tháng 9 năm 2020.
  33. ^ Cao Nguyên (2 tháng 10 năm 2020). “Khởi tố tiến sĩ Phạm Đình Quý, Giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập 3 tháng 10 năm 2020.
  34. ^ Trung Chuyên (17 tháng 1 năm 2022). “Vu khống nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường, 2 bị cáo lãnh án tù”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9i_V%C4%83n_C%C6%B0%E1%BB%9Dng