Wiki - KEONHACAI COPA

Bóng lưới

Bóng lưới
Sáu cầu thủ ở phía trước rổ bóng lưới. Một đang trong động tác ném rổ, một đang cố gắng chắn bóng. Ba người đội đỏ và ba người đội lam.
Malawi (áo đỏ) thi đấu với Fiji (áo lam)
tại Commonwealth Games 2006
Cơ quan quản lý cao nhấtLiên đoàn Bóng lưới Quốc tế (INF)
Số VĐV đăng ký561.000+[n 1]
Đặc điểm
Va chạmHạn chế
Số thành viên đấu độiMỗi đội bảy cầu thủ trên sân
Giới tính hỗn hợpCó, thi đấu theo giới tính hoặc hỗn hợp
Hình thứcThể thao đồng đội, thể thao với bóng
Trang bịBóng lưới, áo đánh vị trí
Địa điểmSân bóng lưới
Hiện diện
OlympicĐược IOC công nhận năm 1995[11]

Bóng lưới, trước đây còn gọi là bóng rổ nữ, là một môn thể thao chơi bóng giữa hai đội, mỗi đội bảy cầu thủ. Bóng lưới phổ biến nhất tại nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung, đặc biệt là trong các trường học, nữ giới chơi là chủ yếu. Theo Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế (International Netball Federation, viết tắt INF), có hơn 20 triệu người chơi bóng lưới tại hơn 80 quốc gia.[12][13] Các giải đấu nội địa lớn có thể kể đến Netball Superleague ở Anh, Suncorp Super Netball ở Úc và ANZ Premiership tại New Zealand. Bốn giải đấu quốc tế lớn là: Giải vô địch bóng lưới thế giới (World Netball Championships), Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth Games) tổ chức bốn năm một lần và Quad Series, Fast5 Series diễn ra hàng năm. Năm 1995, bóng lưới trở thành môn thể thao được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận nhưng không phải là môn thi đấu tại Thế vận hội.

Sân chơi bóng lưới có hình chữ nhật, mỗi đầu sân đặt rổ ở trên cao. Mỗi đội cố gắng ghi bàn bằng cách chuyền bóng trên sân và ném bóng vào rổ đối phương. Mỗi người chơi được chỉ định vị trí cụ thể theo vai trò trong đội hình và chỉ được di chuyển hạn chế trong khu vực nhất định trên sân. Trong các trận đấu thông thường, mỗi vận động viên chỉ được cầm bóng trong vòng 3 giây trước khi chuyền bóng hoặc ghi bàn. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trong vòng 60 phút sẽ giành chiến thắng. Có các biến thể khác được đưa vào môn bóng lưới để tăng nhịp độ trận đấu và thu hút khán giả rộng rãi hơn.

Môn bóng lưới bắt nguồn từ các hình thức sơ khai của bóng rổ khoảng thập niên 1890 ở Anh. Đến năm 1960, luật chơi quốc tế được chuẩn hóa và Liên đoàn Bóng lưới và Bóng rổ nữ Quốc tế (sau đổi tên thành Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế (INF)) được thành lập. Tính đến năm 2020, INF có hơn 70 đội tuyển quốc gia được tổ chức thành năm khu vực trên toàn cầu.[12]

Bóng lưới có tên tiếng Anhnetball, tên tiếng Trung là 籃網球, Hán-Việt: lam võng cầu - dịch nghĩa: bóng rổ lưới.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng lưới xuất hiện từ các hình thức sơ khai của bóng rổ và phát triển thành môn thể thao riêng khi số lượng người chơi nữ gia tăng. Bóng rổ được James Naismith phát minh vào năm 1891 ở Hoa Kỳ. Trò này ban đầu được chơi trong nhà giữa hai đội, mỗi bên có chín người, lấy một trái bóng đá ném vào giỏ đào kín đáy.[14] Trò chơi của Naismith nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ và các biến thể của luật chơi đã sớm xuất hiện. Giáo viên giáo dục thể chất Senda Berenson phát triển các luật chơi sửa đổi cho phụ nữ vào năm 1892; cuối cùng đã sinh ra bóng rổ nữ. Trong khoảng thời gian này, các luật chơi giữa các trường đại học khác nhau được phát triển cho cả nam và nữ.[15]

Martina Bergman-Österberg giới thiệu một loại hình bóng rổ vào năm 1893 cho các nữ sinh viên của mình tại Trường Cao đẳng Thể dục ở Hampstead, Luân Đôn.[16] Luật chơi trong trường đã được sửa đổi: sân chơi chuyển ra ngoài trời và chơi trên sân cỏ; giỏ được thay thế bằng các vòng có lưới. Sau đó vào năm 1897 và 1899, luật chơi được tiếp tục bổ sung từ môn bóng rổ nữ của Hoa Kỳ.[15][17] Môn thể thao mới của Österberg được đặt tên là netball - "bóng lưới".[18] Luật chơi bóng lưới đầu tiên đề mục hóa do Hiệp hội Ling (về sau là Hiệp hội Giáo dục Thể chất Vương quốc Anh) xuất bản vào năm 1901.[11][19] Bóng lưới từ Anh lan sang các nước khác thuộc Đế quốc Anh. Luật chơi được biến đổi và thậm chí tên của môn thể thao này cũng khác biệt ở những nơi khác nhau: "bóng rổ (ngoài trời) nữ" đến Úc vào khoảng năm 1900 và New Zealand từ năm 1906,[20] trong khi "bóng lưới" được chơi trong các trường học ở Jamaica từ năm 1909.[21]

Phụ nữ ở Anh chơi bóng lưới trên sân cỏ, năm 1910
Ghi bàn trong một trận bóng lưới nữ ở New Zealand, khoảng thập niên 1920.

Ngay từ đầu, bóng lưới đã được coi là phù hợp với nữ giới; sự hạn chế di chuyển trong môn bóng lưới đã thu hút quan niệm đương đại về việc phụ nữ chơi thể thao, môn này cũng khác với các môn thể thao đối kháng của nam.[11][22] Bóng lưới đã trở thành môn thể thao phổ biến cho nữ giới khi du nhập vào các quốc gia và nhanh chóng lan truyền trong hệ thống trường học. Các giải đấu trường học và giải thi đấu quốc gia xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 20,[23][24] và năm 1924, cơ quan quản lý quốc gia đầu tiên về bộ môn bóng lưới được thành lập ở New Zealand.[20] Việc thi đấu quốc tế lúc ban đầu bị cản trở do thiếu ngân khoản và luật chơi khác nhau giữa các nước. Trận bóng lưới quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Melbourne vào ngày 20 tháng 8 năm 1938; Úc thắng New Zealand với tỉ số 40-11.[25] Từ năm 1957 bắt đầu có những nỗ lực để chuẩn hóa luật chơi bóng lưới trên toàn cầu; đến năm 1960, luật chơi quốc tế được chuẩn hóa và Liên đoàn Bóng lưới và Bóng rổ Nữ Quốc tế (sau này là Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế (INF)) được thành lập để quản lý môn thể thao này trên toàn thế giới.[12]

Đại diện của Anh, Úc, New Zealand, Nam Phi và Tây Ấn họp lại năm 1960 tại Sri Lanka đã chuẩn hóa luật chơi.[26] Bóng lưới lan sang các nước châu Phi khác trong thập niên 1970.[27][28] Nam Phi bị cấm thi đấu quốc tế từ năm 1969 đến năm 1994 do phân biệt chủng tộc.[29][30] Tại Hoa Kỳ, sự phổ biến của bóng lưới cũng gia tăng vào thập niên 1970, đặc biệt là ở khu vực New York; Hiệp hội Bóng lưới Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1992.[31] Trò chơi cũng trở nên phổ biến ở các quốc đảo Thái Bình Dương như Quần đảo Cook, Fiji và Samoa trong thập niên 1970.[32] Netball Singapore (Tổ chức bóng lưới ở Singapore) ra đời năm 1962,[33] và Hiệp hội Bóng lưới Malaysia được thành lập năm 1978.[34]

Ở Úc, thuật ngữ women's basketball (bóng rổ nữ) từng được dùng để chỉ cả bóng lưới và bóng rổ nữ.[35] Trong thập niên 1950 và 1960, ở Úc có phong trào vận động đổi tên từ women's basketball sang netball (bóng lưới) để tránh nhầm lẫn giữa hai môn thể thao này. Liên đoàn bóng rổ Úc đề nghị trả các chi phí liên quan để đổi tên, nhưng tổ chức bóng lưới lại từ chối thay đổi. Năm 1970, Hội đồng Hiệp hội Bóng lưới Toàn Úc đã chính thức đổi tên môn này thành "bóng lưới".[11] Năm 1963, giải đấu quốc tế đầu tiên tổ chức tại Eastbourne, Anh. Ban đầu có tên là Giải thế giới (World Tournament), sau đó đổi thành Giải vô địch Bóng lưới Thế giới (World Netball Championships).[36] Sau giải đấu đầu tiên này, một trong những nhà tổ chức là bà R. Harris phát biểu:

Nước Anh có thể học được những sai lầm trong quá khứ từ các khán đài trống trơn ở Eastbourne. Để thu hút công chúng và có được vị thế mong muốn, trò chơi phải thoát ra khỏi sân trường. Bóng lưới nên có mặt trong các trung tâm thể thao nơi tổ chức các sự kiện xã hội.[36]

Giải vô địch Bóng lưới Thế giới được tổ chức bốn năm một lần kể từ đó. Giải vô địch Bóng lưới Trẻ Thế giới bắt đầu tại Canberra năm 1988 và cũng tiếp tục được tổ chức khoảng bốn năm một lần. Năm 1995, Ủy ban Olympic quốc tế công nhận Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế.[11] Ba năm sau, bóng lưới ra mắt trong Đại hội Thể thao Khối thịnh vượng chung năm 1998 tại Kuala Lumpur.[12] Các cuộc tranh tài quốc tế khác cũng xuất hiện vào cuối thế kỷ 20, bao gồm Nations Cup (Cúp các quốc gia) và Giải vô địch Bóng lưới châu Á.[37][38]

Giới tính[sửa | sửa mã nguồn]

Nam và nữ cùng chơi trong một trận bóng lưới hỗn hợp tại Úc.

Năm 2006, Hiệp hội Bóng lưới Liên đoàn Quốc tế (gọi tắt là IFNA - tên trước đây của Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế INF) chỉ công nhận bóng lưới dành cho nữ giới.[39] Vẫn có các đội bóng lưới nam ở một số nơi nhưng ít được các nhà tài trợ và khán giả chú ý tới.[40] Bóng lưới nam bắt đầu trở nên phổ biến ở Úc vào thập niên 1980 và giải vô địch nam đầu tiên được tổ chức vào năm 1985. Năm 2004, New Zealand và Fiji đã cử các đội tham dự Giải vô địch quốc gia dành cho nam và hỗn hợp của Úc. Đến năm 2006, các đội bóng lưới hỗn hợp ở Úc có nhiều thành viên nam ngang với môn bóng bầu dục.[41][42] Các quốc gia khác có đội tuyển quốc gia nam bao gồm Canada, Fiji, Jamaica, Kenya, Pakistan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.[40] Không giống như bóng lưới nữ chơi ở cấp độ thành tích cao và cấp quốc gia, các đội nam và giới tính hỗn hợp chủ yếu phải tự trang trải.[39]

Một đội bóng lưới chuyển giới từ Indonesia đã thi đấu tại Gay Games (Giải thể thao đồng tính nam) 1994 ở thành phố New York.[43] Đội đã từng là nhà vô địch quốc gia Indonesia. Tại Gay Games VI năm 2000 ở Sydney, bóng lưới và bóng chuyền là hai môn thể thao có tỷ lệ vận động viên chuyển giới tham gia cao nhất.[44] Có tám đội bản địa thì bảy đội được xác định là chuyển giới. Họ đến từ những nơi như Đảo Palm ở phía bắc Queensland, Samoa, TongaPapua New Guinea. Các đội có người chơi chuyển giới được phép tham gia vào các nội dung bao gồm nam, hỗn hợp và chuyển giới nhưng không được phép thi đấu với các đội nữ bẩm sinh.[44]

Mô tả và luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Diagram of netball court. The court is divided into thirds. Dimensions and positions are listed on the diagram.
Kích thước sân bóng lưới. Sân được chia thành ba phần và ở mỗi đầu là vòng ném rổ.

Mục tiêu của một trận đấu là ghi điểm nhiều hơn đối phương. Điểm được tính khi một cầu thủ trong "vòng ném rổ" đưa được bóng vào rổ. Rổ có đường kính 38 xentimét (15 in), ở độ cao 3,05 m (10,0 ft), không có bảng gắn sau. "Vòng ném rổ" có bán kính 4,9 mét (16 ft) ở mỗi đầu sân. Cột rổ nằm trong vòng ném rổ. Mỗi đội bảo vệ rổ bên mình và cố gắng đưa bóng vào rổ đội bạn.[45] Sân bóng lưới dài 30,5 mét (100 ft), rộng 15,25 mét (50,0 ft), chiều dài sân được chia làm ba phần. Trái bóng lưới thường được làm bằng da hoặc cao su, có chu vi từ 68 đến 71 xentimét (27 đến 28 in) (đường kính~ 22 xentimét (8,7 in)) và nặng 397 đến 454 gam (14,0 đến 16,0 oz).[41][46] Một trận đấu thông thường chia làm bốn hiệp, mỗi hiệp 15 phút.[41]

Mỗi đội được phép có bảy cầu thủ trên sân.[47] Mỗi cầu thủ được gán một vị trí cụ thể, từ đó chỉ được di chuyển giới hạn trong một phần sân nhất định. Trên áo cầu thủ có in một hoặc hai chữ viết tắt chỉ rõ vị trí này.[41] Chỉ có hai vị trí được phép đứng trong vòng ném rổ mới có thể ghi điểm. Tương tự, chỉ có hai vị trí được phép phòng thủ trong vòng ném rổ phần sân mình để ngăn chặn đối phương ghi điểm. Các cầu thủ khác chỉ được di chuyển trong hai phần ba sân, ngoại trừ vị trí trung phong có thể di chuyển bất cứ nơi nào trên sân trừ vòng ném rổ.[48]

Úc gặp Anh ngày 12 tháng 10 năm 2011 trong trận đấu thử nghiệm tổ chức tại Canberra

Vào đầu mỗi hiệp và sau khi có bàn thắng, trận đấu bắt đầu lại bằng việc trung phong chuyền bóng từ giữa sân. Những "đường chuyền giữa sân" này xen kẽ giữa hai đội, bất kể trước đó đội nào ghi bàn. Khi trọng tài thổi còi ra hiệu bắt đầu, bốn cầu thủ mỗi đội có thể di chuyển vào phần ba trung tâm để nhận đường chuyền. Đường chuyền giữa sân phải được bắt hoặc chạm trong phần ba trung tâm.[49][50] Sau đó, bóng được chuyền lên xuống và phải được chạm bởi một cầu thủ ở phần ba sân liền kề. Mỗi cầu thủ chỉ được giữ bóng trong ba giây. Bóng phải được thả trước khi chân đứng lại hoặc khi đập bóng nảy lên sân.[46] Cầu thủ chỉ được phép đụng chạm nếu hành động đó không cản trở đối thủ hoặc tình huống trên sân. Khi cản đường chuyền hoặc cú ném rổ, cầu thủ phòng ngự phải cách đối phương có bóng ít nhất 90 xentimét (35 in). Nếu đụng chạm sai luật, cầu thủ vi phạm không được tham gia cho đến khi cầu thủ bị phạm lỗi đã chuyền bóng hoặc ném rổ.[48] Nếu bóng được giữ bằng hai tay và bị rơi hoặc ném trượt, cầu thủ đó không được là người đầu tiên chạm bóng tiếp trừ khi lần đầu tiên bóng bật lại khỏi rổ.[49]

Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng lưới trong nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Bóng lưới trong nhà, 2014

Bóng lưới trong nhà là một biến thể của bóng lưới, dành chơi riêng trong nhà với sân chơi thường có lưới bao quanh và phía trên. Lưới này ngăn không cho bóng bay khỏi sân, làm nhịp độ trận đấu nhanh hơn bằng cách giảm thời gian bóng chết.[51]

Bóng lưới trong nhà cũng có các hình thức khác nhau. Thể thức đội-bảy-người được gọi là "bóng lưới hành động", mỗi bên có bảy cầu thủ với luật chơi tương tự như bóng lưới thông thường. Tuy nhiên, một trận đấu được chia thành hai hiệp 15 phút, thời gian nghỉ giữa hai hiệp là ba phút. Thể thức này được chơi ở Úc,[52] New Zealand,[53] Nam Phi[54] và Anh.[55]

Thể thức đội-sáu-người cũng được chơi ở New Zealand. Hai cầu thủ trung phong của mỗi đội có thể di chuyển toàn sân trừ vòng ném rổ; các cầu thủ còn lại chơi tấn công và phòng ngự bị giới hạn ở mỗi nửa sân, bao gồm cả vòng ném rổ. Các cầu thủ tấn công và trung phong có thể ghi bàn từ ngoài vòng ném rổ, mỗi trái được tính 2 điểm.[56][57]

Thể thức đội-năm-người cũng khá phổ biến với bóng lưới trong nhà. Cầu thủ có thể di chuyển khắp sân, ngoại trừ vòng ném rổ cấm một số vị trí tấn công và phòng ngự nhất định.[58]

Fast5[sửa | sửa mã nguồn]

Fast5 (ban đầu được gọi là Fastnet - bóng lưới nhanh) là một biến thể đẩy nhịp độ lên nhanh hơn và phù hợp với truyền hình hơn. World Netball Series cổ vũ biến thể này nhằm tăng cường hình ảnh môn bóng lưới trong công chúng và thu hút được nhiều khán giả và nguồn tài trợ lớn hơn.[59][60] Mỗi trận đấu ngắn hơn nhiều, mỗi hiệp chỉ có sáu phút và nghỉ hai phút giữa các hiệp.[61] Huấn luyện viên có thể chỉ đạo ngay trên đường biên khi đang thi đấu cũng như không hạn chế số lần thay người. Giống như bóng lưới trong nhà đội-sáu-người, cầu thủ tấn công có thể ghi bàn hai điểm từ ngoài vòng ném rổ.[62] Mỗi đội có thể đề cử một hiệp "tăng lực", mỗi điểm ghi được sẽ được nhân đôi cho đội đó còn đội vừa nhận bàn thua sẽ thực hiện đường chuyền giữa sân.[61][63]

Dành cho trẻ em[sửa | sửa mã nguồn]

Trẻ em chơi bóng lưới ở Nam Phi

Bóng lưới đã được điều chỉnh phù hợp với trẻ em. Luật chơi cho trẻ em tương tự như của người lớn nhưng một số khía cạnh đã được điều chỉnh (chẳng hạn như thời gian mỗi hiệp, độ cao rổ và kích thước trái bóng).

Fun Net là phiên bản bóng lưới được Netball Australia (tổ chức bóng lưới tại Úc) phát triển dành cho trẻ em từ năm đến bảy tuổi. Mục đích nhằm cải thiện kỹ năng bóng lưới cơ bản bằng thi đấu và hoạt động.[64] Chương trình Fun Net dài 8-16 tuần, không có kẻ thắng người thua. Rổ cao 2,4 mét (7 ft 10 in) và dùng trái bóng nhỏ hơn.[65]

Netball Australia cũng thực hiện một phiên bản chỉnh sửa đặt tên là Netta dành cho trẻ 8-11 tuổi.[64] Chiều cao rổ và kích thước bóng giống như của người lớn, nhưng cầu thủ được luân chuyển vị trí trong trận đấu, cho phép mỗi cầu thủ chơi từng vị trí.[66] Netta ra đời nhằm phát triển kỹ năng chuyền bóng và bắt bóng. Luật riêng Netta cho phép giữ bóng sáu giây từ khi bắt đến khi chuyền bóng đi thay vì ba giây tiêu chuẩn. Hầu hết trẻ dưới 11 tuổi đều chơi phiên bản này tại câu lạc bộ bóng lưới.[66]

Phiên bản High Five Netball được Hiệp hội Bóng lưới toàn Anh quảng bá, nhắm đến các bé gái từ 9 đến 11 tuổi và chỉ có năm vị trí.[67] Các cầu thủ được đổi vị trí trong trận.[68] Khi không chơi trên sân, cầu thủ vẫn có thể tham gia các việc khác như kiểm soát thời gian và báo điểm. High Five Netball có bốn hiệp, mỗi hiệp sáu phút.[67][68]

Quản trị[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức quản lý bóng lưới quốc tế được công nhận là Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế (INF), có trụ sở tại Manchester, Anh.[19] Được thành lập vào năm 1960, ban đầu có tên là Liên đoàn Bóng lưới và Bóng rổ Nữ Quốc tế.[12] INF chịu trách nhiệm tổng hợp bảng xếp hạng các đội tuyển quốc gia, duy trì luật bóng lưới và tổ chức các giải đấu quốc tế lớn.[69]

Tính đến tháng 7 năm 2020, INF có 53 thành viên chính thức và 19 thành viên liên kết ở năm khu vực (châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương) do các liên đoàn khu vực quản lý.[70]

INF liên kết với Hiệp hội Liên đoàn Thể thao Quốc tế, Hiệp hội Thể thao Thế giới Quốc tế và Hiệp hội Liên đoàn Thể thao Quốc tế được IOC công nhận.[12] Liên đoàn cũng ký kết với Cơ quan phòng chống doping thế giới.[71]

Thi đấu quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Đường chuyền bóng trong một trận bóng lưới nữ ở Fiji

Bóng lưới là môn thể thao phổ biến ở các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung.[72][73] Các thực thể không thuộc Khối thịnh vượng chung với tư cách thành viên đầy đủ của INF bao gồm Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Argentina, Bermuda, Quần đảo Cayman và Hoa Kỳ, cùng với các cựu thành viên Khối thịnh vượng chung là Zimbabwe, Ireland và Hồng Kông.[70] Theo INF, có hơn 20 triệu người chơi bóng lưới ở hơn 80 quốc gia.[12][13] Các giải đấu quốc tế được tổ chức hàng năm hoặc bốn năm một lần trong mỗi khu vực INF. Các giải đấu trường học và giải các câu lạc bộ quốc gia được tổ chức ở Anh,[74] Úc,[11] New Zealand[20] và Jamaica[21] từ đầu thế kỷ 20. Các giải đấu bóng lưới dựa trên nhượng quyền thương mại mới xuất hiện từ thập niên 1990. Các giải đấu này đã tìm cách tăng cường hình ảnh môn bóng lưới ở các nước tham gia. Mặc dù được các địa phương quan tâm rộng rãi, người chơi chủ yếu vẫn là nghiệp dư.[75]

Bóng lưới lần đầu tiên được đưa vào Commonwealth Games 1998 (Giải thể thao Khối thịnh vượng chung) và trở thành môn thi đấu chính thức từ đó; hiện là một trong những môn thể thao "cốt lõi" tại giải đấu này.[76]

Giải đấu quốc tế lớn ở châu Phi do Liên đoàn Bóng lưới châu Phi tổ chức, mời các đội Botswana, Namibia, Zambia, Malawi, Nam Phi, Lesotho, Swaziland, Zimbabwe và Seychelles tham gia. Giải do một quốc gia trong khu vực tổ chức với sự tham gia của các đội tuyển chính và U21.[77] Giải này được coi vòng loại cho Giải vô địch thế giới.[78] Năm 2011, Nam Phi đã phát động một giải đấu trong nước mới gọi là Netball Grand Series, quy tụ tám đội nhằm mục đích có thêm thời gian thi đấu cọ xát cho các cầu thủ. Giải kéo dài 17 tuần và thay thế cho Giải bóng lưới quốc gia vốn chỉ có hai tuần. Theo đội trưởng Elsje Jordaan của Proteas, hy vọng rằng giải đấu sẽ tạo cơ hội cho cầu thủ bước vào chuyên nghiệp.[79]

Erin Bell đội New South Wales Swifts (đỏ) chuẩn bị ném rổ trong trận đấu với Melbourne Vixens.

Liên đoàn bóng lưới Châu Mỹ (American Federation of Netball Associations - AFNA) tổ chức hai giải đấu mỗi năm: Giải vô địch bóng lưới Caribbe (CNA) dưới 16 tuổi và Giải vô địch AFNA (AFNA Senior Championship).[80] Giải vô địch CNA chia làm hai cấp các đội thuộc quần đảo Caribbe. Trong năm 2010, năm đội thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt trong Cấp vô địch, trong khi bốn đội thi đấu ở Cấp phát triển.[81] Jamaica, dù chỉ thua một trận,[82] đã quyết định không tham dự năm 2011. Giải vô địch AFNA bao gồm Canada và Mỹ cùng với các quốc gia Caribbe. Giải đóng vai trò là vòng loại cho Giải vô địch thế giới. Jamaica với thứ hạng cao nên không phải đấu loại, dành hai suất cho các đội khác.[83]

Giải vô địch Bóng lưới châu Á lần đầu tiên tổ chức vào năm 1985, bảy lần đầu tiên được tổ chức bốn năm một lần và đổi thành hai năm một lần từ năm 2012. Giải châu Á lần thứ 11 được tổ chức vào năm 2018 tại Singapore quy tụ 12 đội tham dự,[84] Sri Lanka giành chức vô địch.[85] Ngoài ra còn có Giải vô địch Bóng lưới trẻ châu Á dành cho nữ dưới 21 tuổi, lần thứ 11 được tổ chức vào năm 2019 tại Nhật Bản, Malaysia lên ngôi vô địch.[86]

Giải đấu lớn ở châu Âu là Netball Superleague, có 10 đội đến từ Anh, xứ Wales và Scotland.[87] Giải đấu bắt đầu từ năm 2005.[18] Các trận đấu được phát trên kênh Sky Sports.[88]

Bóng lưới được chơi tại Pacific Games, một sự kiện thể thao với sự góp mặt của 22 quốc gia quanh Nam Thái Bình Dương.[89] Sự kiện này được tổ chức bốn năm một lần và có 12 môn chính thức; nước chủ nhà được chọn bốn môn còn lại. Bóng lưới không nằm trong các môn chính thức và có thể không được chọn, đặc biệt khi tổ chức tại các vùng lãnh thổ cũ của Pháp hoặc Hoa Kỳ.[90]

Giải vô địch ANZ là giải đấu Xuyên biển Tasman 2008-2016 được truyền hình ở cả New Zealand và Úc. Có mười đội tham gia từ Úc và New Zealand. Giải xuất hiện vào tháng 4 năm 2008, sau Cúp Ngân hàng Liên bang Úc và Cúp Ngân hàng Quốc gia New Zealand là các giải hàng đầu trước đó của mỗi quốc gia.[91] Giải đấu hàng năm diễn ra từ tháng 4 đến tháng 7 trong 17 tuần gồm 69 trận đấu. Giải vô địch ANZ chứng kiến bóng lưới trở thành môn thể thao bán chuyên nghiệp ở cả hai quốc gia với sự gia tăng mức độ truyền thông và mức lương của cầu thủ.[92][93] Từ năm 2017, giải đấu này đã được thay thế bằng các giải đấu mới là Suncorp Super Netball (Úc)[94] và ANZ Premiership (New Zealand).[95]

Các giải vô địch chính[sửa | sửa mã nguồn]

Có bốn giải đấu bóng lưới quốc tế lớn: Netball World Cup, nội dung Bóng lưới tại Commonwealth Games, Netball Quad Series và Fast5 Netball World Series.

Quan trọng nhất là Giải vô địch Bóng lưới Thế giới (còn được gọi là Netball World Cup) được tổ chức bốn năm một lần. Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1963 tại Cao đẳng Giáo dục thể chất Chelsea ở Eastbourne, Anh, với 11 nước tham dự. Kể từ khi ra đời, giải chủ yếu do Úc và New Zealand thống trị khi lần lượt giành 11 và 5 danh hiệu vô địch. Duy nhất có Trinidad và Tobago ngoài hai đội trên giành được một danh hiệu vô địch năm 1979. Nhưng danh hiệu đó thực ra cũng phải chia sẻ với New Zealand và Úc khi cả ba đội đều có số điểm bằng nhau vào cuối lượt vòng tròn, mà sau đó không có vòng chung kết.[96]

Fast5 Netball World Series là giải đấu sáu đội tuyển bóng lưới quốc gia hàng đầu theo Bảng xếp hạng INF.[97] Giải do INF tổ chức kết hợp với các cơ quan quản lý bóng lưới quốc gia của sáu đội tuyển, UK Sport và hội đồng thành phố chủ nhà.[98] Hiệp hội Bóng lưới Toàn Anh chi trả vé máy bay, khách sạn, bữa ăn và đi lại tại địa điểm thi đấu cho tất cả các đội, còn các cơ quan quản lý bóng lưới quốc gia lo chi trả các khoản phụ cấp cho cầu thủ của mình.[99] Giải diễn ra trong ba ngày, hai ngày đầu là đấu vòng tròn, mỗi đội gặp nhau một lần. Bốn đội có số điểm cao nhất được vào bán kết; hai đội thắng gặp nhau trong trận chung kết.[100] Giải đấu áp dụng luật bóng lưới nhanh (fastnet) được chỉnh sửa.[101] Định dạng mới cho thời gian trận đấu ngắn hơn cùng với các chỉnh sửa để thu hút khán giả trên sân cũng như trên truyền hình.[102]

Năm 1995, bóng lưới được công nhận là môn thể thao Thế vận hội sau 20 năm vận động hành lang.[11][103] Mặc dù chưa bao giờ được chơi tại Thế vận hội mùa hè, các chính trị gia và các nhà quản lý vận động để đưa bóng lưới trở thành môn thi đấu chính thức.[104] Cộng đồng bóng lưới coi việc không có mặt trong các môn thi đấu tại Thế vận hội là trở ngại phát triển toàn cầu của bóng lưới khi bị giới hạn tài trợ và không được truyền thông chú ý.[27][105][106] Ngay khi được công nhận vào năm 1995, bóng lưới đã nhận được một số nguồn tài trợ,[107] bao gồm Ủy ban Olympic quốc tế, các ủy ban Olympic quốc gia, các tổ chức thể thao quốc gia và một số chính quyền địa phương.[108]

Chấn thương[sửa | sửa mã nguồn]

Rachel Dunn (đội Anh) bị chấn thương mắt cá chân, Adelaide, tháng 10 năm 2008

Một nghiên cứu cho thấy với hơn 14 tuần có khoảng 5% người chơi bị chấn thương. Chấn thương phổ biến nhất là ở mắt cá chân (thường là trật mắt cá chân hoặc ít gặp hơn là gãy xương mắt cá chân).[109] Chấn thương đầu gối như chấn thương dây chằng chéo trước ít xảy ra hơn. Nguyên nhân chính gây chấn thương được cho là do tiếp đất sai. Một nghiên cứu khác thì cho rằng không khởi động cũng là yếu tố rủi ro gây chấn thương. Hội chứng tăng động khớp có liên quan đến chấn thương trong một nghiên cứu nhỏ.[110] Người chơi trình độ cao dễ bị chấn thương hơn do cường độ cao và nhịp độ thi đấu nhanh.[111]

Tháng 10 năm 2014, Casey Kopua bị đứt gân bánh chè ở đầu gối trái và phải nghỉ thi đấu 6 tháng.[112] Tháng 10 năm 2005, đội trưởng Úc là Liz Ellis bị đứt dây chằng khớp gối trong trận đấu với New Zealand. Chấn thương này khiến cô không còn cơ hội chơi tại Commonwealth Games Melbourne năm 2006.[113]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Số liệu từ 48 quốc gia thành viên Liên đoàn Bóng lưới Quốc tế.[1] (Đảo Cook 1.000,[2] Fiji 5.000,[3] New Zealand 140.000,[4] Papua New Guinea 10.000,[5] Samoa 2.000,[6] Anh 96.600,[7] Scotland 6.000,[8] Australia 330.000,[9] Hồng Kông 1.200[10]). Hiện thời không có số liệu cho Vanuatu, Botswana, Ghana, Kenya, Lesotho, Malawi, Namibia, Nam Phi, Swaziland, Tanzania, Uganda, Zimbabwe, Zambia, Gibraltar, Malta, Bắc Ireland, Ireland, Wales, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Cộng hòa Maldives, Pakistan, Sri Lanka, Thái Lan, Argentina, Antigua & Barbuda, Barbados, Bermuda, Canada, Quần đảo Cayman, Grenada, Jamaica, Trinidad & Tobago, St. Lucia, Saint Vincent và Grenadines và Hoa Kỳ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Member Associations” [Thành viên Hiệp hội] (bằng tiếng Anh). International Federation of Netball Associations. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “About Us” [Về chúng tôi] (bằng tiếng Anh). Cook Island Netball Association. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ “Members: Fiji” [Thành viên: Fiji] (bằng tiếng Anh). International Federation of Netball Associations. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ “About” (bằng tiếng Anh). Netball New Zealand. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ “Netball PNG Profile” [Hồ sơ bóng lưới PNG] (bằng tiếng Anh). Papua New Guinea Netball Association. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ “Netball History” [Lịch sử] (bằng tiếng Anh). Samoa Netball Association. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “Membership Statistics” [Thống kê thành viên] (bằng tiếng Anh). England Netball. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  8. ^ “About Us” [Về chúng tôi] (bằng tiếng Anh). Netball Scotland. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  9. ^ “Netball Australia joins forces with DealsDirect.com.au” [Bóng lưới Úc hợp tác với DealsDirect.com.au] (bằng tiếng Anh). Netball Australia. ngày 9 tháng 3 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  10. ^ “About us” [Về chúng tôi] (bằng tiếng Anh). Hong Kong Netball Association. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  11. ^ a b c d e f g Taylor, Tracy (tháng 11 năm 2001). “Gendering Sport: The Development of Netball in Australia” [Thể thao theo giới tính: Sự phát triển bóng lưới ở Úc] (PDF). Sporting Traditions, Journal of the Australian Society for Sports History (bằng tiếng Anh). 18 (1): 57–74.
  12. ^ a b c d e f g International Netball Federation. “Inside INF” [Thông tin về INF] (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  13. ^ a b Thompson 2002, tr. 258
  14. ^ Grundy & Shackelford 2007, tr. 13
  15. ^ a b Jobling, Ian; Barham, Pamela (tháng 11 năm 1991). “The Development of Netball and the All-Australia Women's Basketball Association (AAWBBA): 1891–1939” [Sự phát triển của bóng lưới và Hiệp hội bóng rổ nữ toàn Úc (AAWBBA):1831-1939]. Sporting Traditions, Journal of the Australian Society for Sports History (bằng tiếng Anh). 8 (1): 30–48.
  16. ^ McIntosh 1968, tr. 292
  17. ^ All England Netball Association 1976, tr. 13
  18. ^ a b England Netball. “History of England Netball (1891–2008)” [Lịch sử Bóng lưới Anh (1891–2008)] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ a b Summers 2007, tr. 165
  20. ^ a b c Netball New Zealand (ngày 3 tháng 8 năm 2009). “History” [Lịch sử] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  21. ^ a b Jamaica Netball Association. “The History of Netball” [Lịch sử Bóng lưới] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  22. ^ McCrone 1988, tr. 148–9
  23. ^ School Sport Australia (2011). “Netball” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  24. ^ International Federation of Netball Associations (ngày 10 tháng 12 năm 2010). “Netball Weekly Roundup” [Bóng lưới hàng tuần] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  25. ^ “History” [Lịch sử]. Netball New Zealand (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  26. ^ International Federation of Netball Associations (ngày 15 tháng 6 năm 2008). “History of Netball” [Lịch sử bóng lưới] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  27. ^ a b Massoa & Fasting 2002, tr. 120
  28. ^ BNSC (ngày 11 tháng 5 năm 2011). “Botswana Netball Association” (bằng tiếng Anh). BNSC. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  29. ^ Keim 2003, tr. 33
  30. ^ Booth 1998, tr. 99
  31. ^ United States of America Netball Association (USANA), Inc. (2010). “History of the USANA” [Lịch sử USANA] (bằng tiếng Anh). United States of America Netball Association. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.
  32. ^ Lal & Fortune 2000, tr. 458
  33. ^ Netball Singapore. “Milestones” [Chặng đường thời gian] (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  34. ^ Netball Asia (2011). “Malaysia”. Netball Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  35. ^ Pollard 1968, tr. 59
  36. ^ a b All England Netball Association 1976, tr. 19
  37. ^ “Norminshah Sabirin” (bằng tiếng Anh). Olympic Council of Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  38. ^ “Singapore victorious in 4 Nations Netball Cup” [Singapore thắng tại Cúp bóng lưới Tứ hùng] (bằng tiếng Anh). International Federation of Netball Associations. ngày 23 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  39. ^ a b Turk, Peter. “History of Men's Netball” [Lịch sử Bóng lưới nam] (bằng tiếng Anh). International Mens and Mixed Netball Challenge Cup. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  40. ^ a b Tagg 2008, tr. 411
  41. ^ a b c d Davis & Davis 2006, tr. 7
  42. ^ Craig Francis (ngày 9 tháng 10 năm 2003). “Humble start spawns global giant” [Sự nhu mì tạo nên gã khổng lồ tầm vóc toàn cầu]. CNN (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  43. ^ Altman 2001, tr. 100
  44. ^ a b Symons & Hemphill 2006, tr. 122
  45. ^ Netball Australia. “Court & venue specifications” [Thông số kỹ thuật sân thi đấu] (bằng tiếng Anh). Netball Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  46. ^ a b Murrary 2008, tr. 186
  47. ^ International Netball (tháng 9 năm 2006). “Netball rules” [Luật bóng lưới] (bằng tiếng Anh). International Netball. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  48. ^ a b Hickey & Navin 2007, tr. 31
  49. ^ a b Shakespear & Caldow 2009, tr. xiii
  50. ^ Slade 2009, tr. 98
  51. ^ Alswang 2003, tr. 2
  52. ^ Indoor Netball Australia (tháng 7 năm 2013). “Indoor Netball Australia Rule Book” [Sách luật Bóng lưới trong nhà] (PDF) (bằng tiếng Anh). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  53. ^ New Zealand Indoor Netball (tháng 1 năm 2008). “7-a-side Indoor Netball Official Rule Book” [Sách luật chính thức Bóng lưới trong nhà thể thức đội-bảy-người] (PDF) (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  54. ^ Alswang 2003
  55. ^ Action Indoor Sports (England). “Action Netball: 7 A-Side” [Bóng lưới hành động: đội 7 người] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  56. ^ New Zealand Indoor Netball (tháng 10 năm 2009). “Indoor Netball Official Rule Book (6-a-side)” [Sách luật chính thức Bóng lưới trong nhà (đội-sáu-người)] (PDF) (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  57. ^ Planet Sport. “Indoor Netball at Planet Sports” [Bóng lưới trong nhà trên Planet Sports] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  58. ^ “Indoor Netball 5 A Side Specific Rules(Version 1.0)” [Luật chi tiết Bóng lưới trong nhà Đội-năm-người (Phiên bản 1.0)] (PDF) (bằng tiếng Anh). tháng 2 năm 2017. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  59. ^ The Jamaica Star (ngày 12 tháng 1 năm 2009). “Rhone excited about World Netball Series” [Rhone phấn khích về World Netball Series] (bằng tiếng Anh). The Jamaica Star (online). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  60. ^ Irvine, Mairi (ngày 12 tháng 1 năm 2009). “New Style Netball to be Held in the UK” [Thể loại bóng lưới mới ở Vương quốc Anh] (bằng tiếng Anh). UK Sport. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  61. ^ a b World Netball Series (2010). “Rules” [Luật chơi] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  62. ^ International Federation of Netball Associations (ngày 27 tháng 7 năm 2009). “Fastnet: Official Rules Of The International Federation” [Luật chơi Fastnet chính thức] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  63. ^ Rules of Fast5 Netball (2016 edition) [Luật bóng lưới Fast5 (bản 2016)] (PDF) (bằng tiếng Anh). International Netball Federation. 2016. tr. 7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  64. ^ a b McGrath & Ozanne-Smith 1998, tr. 51
  65. ^ NSW Department of Sport & Recreation (1997). “Netball” [Bóng lưới] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  66. ^ a b Plaisted, Val (1989). “A comparison of the effectiveness of the modified with the traditional approach to junior netball” [So sánh tác dụng của bóng lưới thiếu niên được chỉnh sửa so với phiên bản truyền thống] (PDF) (bằng tiếng Anh). Victoria University. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  67. ^ a b BBC Sport Academy (ngày 11 tháng 4 năm 2003). “Get playing high five netball!” [Cùng chơi High Five Netball!] (bằng tiếng Anh). BBC Sport Academy. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  68. ^ a b East Grinstead High Fives Netball (ngày 17 tháng 11 năm 2010). “Hi-5 Information” [Thông tin Hi-5] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  69. ^ “Governance” [Quản trị]. International Netball Federation (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  70. ^ a b “Regions & Members” [Khu vực & thành viên] (bằng tiếng Anh). International Netball Federation. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2020.
  71. ^ International Netball Federation. “Anti Doping Guidelines” [Hướng dẫn chống doping] (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  72. ^ Summers 2007, tr. 162
  73. ^ Richard V. Mcgehee and Shirley H.M. Reekie (1999). “Using Sport Studies and Physical Activities to Internationalize the K-12 Curriculum” [Sử dụng các nghiên cứu thể thao và hoạt động thể chất để quốc tế hóa chương trình giảng dạy K-12]. The Journal of Physical Education, Recreation & Dance (bằng tiếng Anh). 70. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2020.
  74. ^ Western Argus (ngày 24 tháng 10 năm 1922). “GAMES FOR GIRLS” [Thể thao cho nữ giới]. Western Argus (1916–1938) (bằng tiếng Anh). Kalgoorlie, Western Australia: National Library of Australia. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  75. ^ BBC Sport (ngày 6 tháng 11 năm 2008). “Campaign for netball at Olympics” [Chiến dịch vận động bóng lưới tại Thế vận hội]. BBC Sport (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  76. ^ Commonwealth Games Federation (2014). “Spotlight on sport – netball” [Tiêu điểm thể thao - bóng lưới] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  77. ^ Clara Sinkala (6–14 tháng 9 năm 2001). “Seychelles invited for netball tourney” [Seychelles được mời tham gia giải bóng lưới]. Times of Zambia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  78. ^ Ellina Mhlanga (ngày 1 tháng 10 năm 2009). “Zimbabwe: Mighty Warriors Fail to Qualify” [Zimbabwe: Những chiến binh dũng mãnh không đạt điều kiện]. The Herald (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  79. ^ “Netball moves towards professionalism” [Bóng lưới tiến lên chuyên nghiệp]. Supersport (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  80. ^ International Federation of Netball Associations (2010). “Regional Federations – Americas” [Liên đoàn khu vực - Châu Mỹ] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2020.
  81. ^ Enver Pemberton (ngày 15 tháng 4 năm 2011). “St. Lucia Poised to Win Caribbean Netball Association U 16 Title” [St. Lucia sẵn sàng giành danh hiệu Bóng lưới Caribbe U16]. The St. Kitts-Nevis Observe (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  82. ^ “Young Netballers March On” [Bóng lưới trẻ tiến lên]. Jamaican Gleaner (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  83. ^ “St Lucia to host AFNA championships in July” [St Lucia tổ chức Giải vô địch AFNA vào tháng 7] (bằng tiếng Anh). ngày 27 tháng 5 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  84. ^ “M1 Asian Netball Championships 2018” [M1 Giải vô địch Bóng lưới châu Á 2018] (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  85. ^ Wong, Lester (ngày 9 tháng 9 năm 2018). “Netball: Sri Lanka prove too strong for Singapore as they triumph 69-50 in Asian Championship final” [Bóng lưới: Sri Lanka quá mạnh so với Singapore khi giành chiến thắng 69-50 trong trận chung kết Giải vô địch châu Á]. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  86. ^ “11th Asian Youth Netball Championship 2019: Sri Lanka secures third place” [Giải vô địch Bóng lưới Trẻ lần thứ 11 năm 2019: Sri Lanka đứng vị trí thứ ba]. Daily FT (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  87. ^ Vitality Netball Superleague. “Superleague home page” [Trang chủ Netball Superleague] (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2020.
  88. ^ International Federation of Netball Associations. “Sky Sports” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  89. ^ McKinnon 2009, tr. 51
  90. ^ “Netball misses selection for 2011 South Pacific Games” [Bóng lưới không được chọn thi đấu tại South Pacific Games 2011]. ABC Radio Australia (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  91. ^ Netball Australia (ngày 11 tháng 3 năm 2007). “New look trans-Tasman netball competition” [Giải bóng lưới xuyên biển Tasman có hình thức mới] (bằng tiếng Anh). Netball Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  92. ^ “New netball venture steps forward” [Hợp tác mới về bóng lưới tiến về phía trước] (bằng tiếng Anh). Sportal. ngày 21 tháng 12 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  93. ^ Johannsen, Dana (ngày 29 tháng 3 năm 2008). “Glitz and hype turn netball into money game” [Bóng lưới: quảng bá và trình diễn biến bóng lưới thành trò chơi hái ra tiền]. The New Zealand Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  94. ^ “A new era of Australian netball began on 18th February 2017” [Kỷ nguyên mới của Bóng lưới Úc bắt đầu vào ngày 28 tháng 2 năm 2017]. Suncorp Super Netball (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  95. ^ “ANZ backs new NZ Netball Elite League” [ANZ quay lại với Giải Bóng lưới cao cấp New Zealand]. Scoop (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 7 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2020.
  96. ^ World Netball Championships 2011 Singapore (2011). “History” [Lịch sử] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  97. ^ “Samoa prepares for World netball series” [Samoa chuẩn bị cho World netball series]. Samoa Observer (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  98. ^ International Federation of Netball Associations (ngày 14 tháng 1 năm 2009). “Netball as never seen before” [Bóng lưới chưa từng có trước đây] (bằng tiếng Anh). International Federation of Netball Associations. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  99. ^ Kaminjolo, Singayazi (ngày 12 tháng 11 năm 2010). “Queens leave for Liverpool on Sunday” [Đội Queens rời đến Liverpool vào chủ nhật]. The Nation (Malawi) (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  100. ^ “Fast5 Netball World Series”. International Netball Federation (bằng tiếng Anh). International Netball Federation. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  101. ^ Marshall, Jane (ngày 5 tháng 2 năm 2009). “Kiwis keen on novel netball variant” [Chim kiwi đặt khát vọng vào biến thể bóng lưới hành động]. The Press (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  102. ^ Newstalk ZB (ngày 2 tháng 12 năm 2008). “Innovative World Series planned for next year” [Bóng lưới: Series đổi mới được lên kế hoạch cho năm tới]. The New Zealand Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  103. ^ Smartt, Pam; Chalmers, David (ngày 29 tháng 1 năm 2009). “Obstructing the goal? Hospitalisation for netball injury in New Zealand 2000–2005” [Mục tiêu gặp khó khăn? Chấn thương phải nhập viện trong môn bóng lưới ở New Zealand 2000–2005]. The New Zealand Medical Journal (bằng tiếng Anh). 122. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  104. ^ Emily Benammar (ngày 13 tháng 10 năm 2009). 'Fast' version of netball introduced in an effort to secure Olympic Games inclusion” [Phiên bản bóng lưới "nhanh" được giới thiệu trong nỗ lực được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội]. Telegraph (bằng tiếng Anh). London. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  105. ^ Jones, Diane (tháng 2 năm 2004). “Half the Story? Olympic Women on the ABC News Online” [Nửa sự thật? Thế vận hội Nữ trên ABC News Online] (PDF). Media International Australia Incorporating Culture and Policy (bằng tiếng Anh). 110: 132–146. doi:10.1177/1329878X0411000114. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  106. ^ Crocombe 1992, tr. 156
  107. ^ Shooting for Success (tháng 7 năm 2004). “IFNA Recognition Confirmed” [IFNA được xác nhận] (PDF) (bằng tiếng Anh). International Federation of Netball Associations. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  108. ^ Australian Sport Commission & Office of the Status of Women 1985, tr. 92
  109. ^ McManus, A.; Stevenson, M.R.; Finch, C.F. (ngày 1 tháng 1 năm 2006). “Incidence and risk factors for injury in non-elite netball” [Sự cố và nhân tố rủi ro dẫn đến chấn thương ở bóng lưới quần chúng]. Journal of Science and Medicine in Sport (bằng tiếng Anh). 9 (1–2): 119–24. doi:10.1016/j.jsams.2006.03.005. PMID 16621712.
  110. ^ Smith, R.; Damodaran, A. K.; Swaminathan, S.; Campbell, R.; Barnsley, L. (ngày 1 tháng 9 năm 2005). “Hypermobility and sports injuries in junior netball players” [Tăng động khớp và chấn thương ở các cầu thủ bóng lưới trẻ]. British Journal of Sports Medicine (bằng tiếng Anh). 39 (9): 628–631. doi:10.1136/bjsm.2004.015271. ISSN 1473-0480. PMC 1725309. PMID 16118300. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  111. ^ Hopper, D; Elliott, B; Lalor, J (ngày 1 tháng 12 năm 1995). “A descriptive epidemiology of netball injuries during competition: a five year study” [Nghiên cứu 5 năm về dịch tễ học mô tả chấn thương khi thi đấu bóng lưới]. British Journal of Sports Medicine (bằng tiếng Anh). 29 (4): 223–228. doi:10.1136/bjsm.29.4.223. ISSN 0306-3674. PMC 1332230. PMID 8808533.
  112. ^ “Kopua's injury blow for Magic” [Chấn thương của Kopua là đòn giáng vào đội Magic] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2020.
  113. ^ “Website” [Chấn thương đầu gối khiến hy vọng thi đấu của Ellis khó có cơ may]. Knee injury puts Ellis's Games Hopes under cloud (bằng tiếng Anh). The Sydney Morning Herald. ngày 31 tháng 10 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2020.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng_l%C6%B0%E1%BB%9Bi