Wiki - KEONHACAI COPA

Bí Cai

Maha Vijaya
Quốc vương Champa
Lãnh chúa Vijaya
Thống trị1442 - 1446
Tiền nhiệmMaha Kali
Kế nhiệmMaha Kali
Thông tin chung
Sinh?
Vijaya
Mất?
Đông Kinh
An táng?
Thê thiếp?
Hậu duệ?
Nguyên danh
?
Niên hiệu
Maha Vijaya
Thụy hiệu
Không có
Miếu hiệu
Không có
Tước hiệuRaja-di-raja
Vương triềuVijaya
Thân phụ?
Thân mẫu?

Maha Vijaya (Phạn văn: महा विजय, chữ Hán: 摩訶賁該 / Ma-kha Bí-cai; ? - 1446) là tước hiệu của một quốc vương Champa, trị vì trong giai đoạn 1442 - 1446.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông vốn là vương thúc của Maha Kali, người đã đăng cơ vào năm 1441. Do Maha Kali còn quá ít tuổi nên triều đình phải để ông làm phụ chính đại thần với tước hiệu Po Parichan. Vào năm 1442, Po Parichan tiếm vị và xưng hiệu Maha Vijaya, Maha Kali lập tức phải biệt giam.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào tháng 5 năm 1444, Maha Vijaya xua quân vượt biên ải cướp thành Hóa Châu, bắt giết rất nhiều dân chúng Đại Việt, thái hậu Nguyễn Thị Anh (cầm quyền thay con là vua Lê Nhân Tông mới 3 tuổi) phải sai Nhập nội Kiểm hiệu Thái bảo Lê Bôi và Tổng quản Lê Khả đem 10 vạn quân đi giải cứu. Đến tháng 11 cùng năm, nhà Lê cử Tả thị lang Đào Công Soạn và Ngự tiền Chấn Lôi quân Chỉ huy Lê Tạo sang nước Minh nộp tuế cống thường niên, đồng thời tâu trình về việc xung đột với Champa. Cũng theo Minh sử, đích thân hoàng đế Đại Minh phải đứng ra can thiệp, ông ban một chỉ dụ yêu cầu hai bên tìm cách hòa giải với nhau càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm sau, Champa lại cướp phá thành An Dung của Hóa Châu. Mãi đến tháng 12 cùng năm, nhà Lê mới cử được quan Bình chương sự Lê Khả đi đánh, nhưng cũng chỉ tạm yên.

Vào tháng Giêng năm 1446, nhân tiết lập xuân, triều đình nhà Lê mở hội tuyển quân, mộ tráng sĩ đi chinh phạt Champa, lại điều động phu phen chuyển lương đến nhà chức dịch tại huyện Hà Hoa[1]. Ngày 22 cùng tháng, Lê Nhân Tông sai Nhập nội Đô đốc Bình chương Lê Thụ, Bình chương sự Lê Khả và Nhập nội Thiếu phó Tham dự Triều chính Lê Khắc Phục đốc suất hơn 60 vạn quân đi chinh phạt Champa. Đến ngày 8 tháng 2 năm đó, lại cử Đồng tri Thẩm Hình viện sự Trình Chân và Chuyển vận sứ huyện Thanh Oai Nguyễn Đình Mỹ sang Long Châu tâu với nhà Minh việc khởi binh đánh Champa.

Ngày 23 tháng 2 cùng năm, đại quân Đại Việt tiến đến các xứ Ly Giang, Đa Lang, Cổ Lũy, chóng khơi thông được đường thủy và đắp xong thành lũy để kình chống quân Champa. Chỉ không bao lâu, các cánh thủy quân Đại Việt đã dong buồm thẳng được đến hải khẩu Thị Nại, người Champa hầu như không còn sức kháng cự. Ngày 25 tháng 4, quân Đại Việt ào ạt tiến công và vây hãm đô thành Vijaya. Khi thành bị hạ, Maha Vijaya cùng thê tử và lại thuộc đều bị bắt hết, quân Đại Việt đem áp tải họ cùng nhiều chiến lợi phẩm voi ngựa, vũ khí về Đông Kinh. Bấy giờ, ngôi quốc chủ Champa được trả lại cho Maha Kali.

Vào tháng 6 cùng năm, Maha Vijaya bị bắt đóng gông tạ tội trước Thái miếu nhà Lê. Sau đó, ông cùng ba người thiếp phải an trí tại Đông Kinh, những tù nhân Champa còn lại được vua cho hồi cố quốc. Đến ngày 19 tháng 9, nhà Lê lại cử Tham tri Bạ tịch Hải Tây Nguyễn Hoằng Nghị Nhân và Chính Sự viện Đồng tham nghị Trịnh Hoằng Nghị sang nước Minh báo việc Champa quấy nhiễu biên thùy năm trước.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sau đổi là Kỳ Hoa, gồm địa phận hai huyện Kỳ AnhCẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%AD_Cai