Wiki - KEONHACAI COPA

Bình minh đỏ (phim)

Bình minh đỏ
Áp phích của phim
Đạo diễnNSND Nguyễn Thanh Vân
Trần Chí Thành
Kịch bảnNguyễn Thị Minh Nguyệt
Diễn viên
Âm nhạcĐặng Hữu Phúc
Quay phimĐoàn Anh Phương
Dựng phimNguyễn Vinh Quốc
Phạm Anh Thắng
Hãng sản xuất
Hãng phim Hội điện ảnh Việt Nam (HODAFILM)
Công chiếu
(chưa phát hành)
Độ dài
109
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Bình minh đỏ trên Internet Movie DatabaseSửa dữ liệu tại Wikidata

Bình minh đỏ là bộ phim điện ảnh Việt Nam, về đề tài chiến tranh sản xuất năm 2021. Phim do NSND Nguyễn Thanh Vân và Trần Chí Thành đạo diễn, kịch bản của Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Phim do Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất.[1]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Phim lấy bối cảnh Việt Nam sau tết Mậu Thân 1968, bộ Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ cho Binh trạm 9, Binh trạm 12 tuyển gấp một số nữ thanh niên xung phong để đào tạo lái xe vận tải trung chuyển cho chiến trường.

Chuyện phim xoay quanh 4 nhân vật Châu, Hân, Sa, Thương là những nữ chiến sĩ lái xe từ Bến Thủy đến Tây Trường Sơn. Trong quá trình làm nhiệm vụ, lần lượt sự hi sinh của Hân, Thương, Sa và anh trai đã để lại nỗi đau lớn đối với Châu. Nhưng với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, Châu đã tiếp tục ra chiến trường để thực hiện nhiệm vụ.

Phân vai[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phạm Quỳnh Anh vai Châu
  • Phạm Bảo Hân vai Sa
  • Hà Phương Anh vai Thương
  • Hoàng Bích Phượng vai Hân
  • Trần Việt Hoàng vai Thiện
  • NSND Quốc Trị
  • NSƯT Bùi Minh Phương

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Bình minh đỏ ban đầu là dự án phim được Nhà nước đặt hàng Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Minh Nguyệt từng gặp và được bà Nguyệt Ánh - thành viên của Trung đội nữ lái xe Trường Sơn Nguyễn Thị Hạnh (Đoàn 559), kể chuyện và tặng lại cuốn hồi ký của trung đội.[2] Sau thời gian tìm tư liệu, Minh Nguyệt đã xây dựng kịch bản và gửi trình duyệt vào cuối năm 2018; sau 3 năm chỉnh sửa việc dựng phim đã được tiến hành.[3] Trước khi bấm máy, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân và Hội Điện ảnh Việt Nam đã có buổi gặp mặt các cựu nữ lái xe của trung đội.[4] Bộ phim được bấm máy từ tháng 4 năm 2021.[2]

Trước khi bấm máy, các diễn viên của bộ phim được đào tạo khóa lái xe gaz trong 2 tháng, ban đầu Phạm Quỳnh Anh nhiệt tình tập nói giọng Bắc để diễn xuất, nhưng rồi cô cảm thấy việc này không dễ dàng nên chấp nhận lồng tiếng khi hậu kỳ.[5]

Bộ phim được quay tại miền Trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị, trong đợt dịch Covid-19 khiến quá trình làm việc khó khăn, dàn nhạc phải chia nhỏ từng thành viên đến ghi âm, hòa âm cho bộ phim.[6]

Công chiếu[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2022, Bình minh đỏ có suất chiếu đặc biệt vào tối 23 tháng 4[7] tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội; với sự góp mặt của một số thành viên đoàn làm phim và cựu nữ lái xe Trường Sơn.[8]

Tháng 9 năm 2022, bộ phim được chiếu trong khuôn khổ sự kiện Giải thưởng Cánh diều lần thứ 19 tại Nha Trang, Khánh Hòa.[1]

Bộ phim được công chiếu ngày 25 tháng 2 năm 2023 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia trong Tuần phim kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam, do Cục Điện ảnh chủ trì, tổ chức tại Đà Nẵng.[9][10]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm tổ chứcSự kiệnHạng mụcGiải thưởngNhận giảiChú thích
2022Giải Cánh diều lần thứ 20Đạo diễn xuất sắcĐoạt giải
  • Nguyễn Thanh Vân
  • Trần Chí Thành
[11][12]
Nữ diễn viên phụĐoạt giảiBảo Hân
Âm nhạcĐoạt giảiĐặng Hữu Phúc
Nữ diễn viên trẻ triển vọngĐoạt giảiPhạm Quỳnh Anh
Thiết kế mỹ thuậtĐoạt giảiNSƯT Nguyễn Nguyên Vũ
Âm thanh xuất sắcĐoạt giải
  • Hoàng Thu Thủy
  • Nguyễn Đình Cảnh
Phim điện ảnhCánh diều BạcBộ phim

(đồng hạng: Maika - Cô bé đến từ hành tinh khác)

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22Phim điện ảnhGiải thưởng Ban giám khảoBộ phim

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Giang Đình (13 tháng 9 năm 2022). “Phim Bình minh đỏ: Câu chuyện xúc động về những nữ chiến sĩ lái xe”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ a b Trà Giang (30 tháng 4 năm 2022). “Phim truyện điện ảnh "Bình minh đỏ": Bài ca về những nữ chiến sĩ lái xe anh hùng”. Hà Nội mới. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Lê Anh - Hà Phương (1 tháng 5 năm 2022). “NSND Thanh Vân: "Làm phim về chiến tranh là thể hiện sự hàm ơn của chúng tôi với lịch sử". Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  4. ^ Khánh Huyền (28 tháng 4 năm 2022). "Bình minh đỏ" – bộ phim khắc họa lịch sử bằng hình”. Tạp chí Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Hà Thu (9 tháng 5 năm 2022). “Phạm Quỳnh Anh: Tôi may mắn trải nghiệm một 'thời chiến' không thể quên!”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ Toan Toan (26 tháng 4 năm 2022). “NSND Thanh Vân và phim về nữ lái xe Trường Sơn: Xúc cảm đặc biệt”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Hoa Nguyễn (24 tháng 4 năm 2022). "Bình minh đỏ" – Bộ phim xúc động về các nữ chiến sĩ lái xe Trường Sơn anh hùng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ P.V (23 tháng 4 năm 2022). 'Bình minh đỏ' - Phim về trung đội nữ lái xe Trường Sơn anh hùng ra mắt khán giả Hà Nội”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Bách Nhật (24 tháng 2 năm 2023). “Công chiếu phim 'Bình minh đỏ' kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ Hoài Thu, Văn Phát (26 tháng 2 năm 2023). “Đà Nẵng khai mạc Tuần phim kỷ niệm "80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam". Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ Bảo Hân - N. M. Hà - Ngọc Ánh (15 tháng 9 năm 2022). “Kết quả Cánh diều 2021: Rực rỡ hơn nhờ Đêm tối và Bình minh”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  12. ^ P.V (14 tháng 9 năm 2022). 'Đêm tối rực rỡ' lên ngôi cao nhất tại giải 'Cánh diều 2021'. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh_minh_%C4%91%E1%BB%8F_(phim)