Wiki - KEONHACAI COPA

Bão Faxai (2007)

Bão nhiệt đới dữ dội Faxai
Bão nhiệt đới dữ dội (Thang JMA)
Bão nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Hình ảnh vệ tinh của cơn bão nhiệt đới dữ dội
Bão Faxai vào ngày 27 tháng 10 năm 2007
Hình thành25 tháng 10 năm 2007
Tan29 tháng 10 năm 2007
(Xoáy thuận ngoại nhiệt đới sau ngày 27 tháng 10 năm 2007)
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
100 km/h (65 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
75 km/h (45 mph)
Giật:
150 km/h (90 mph)
Áp suất thấp nhất975 mbar (hPa); 28.79 inHg
Số người chết1 người chết, 9 bị thương
Thiệt hại$1.5 triệu (USD 2007)
Vùng ảnh hưởngNhật Bản
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2007

Bão nhiệt đới dữ dội Faxai (tên chỉ định quốc tế: 0720, tên của JTWC: 20W, tên của PAGASA: Juanning) là một cơn bão nhiệt đới tồn tại trong một thời gian ngắn và có một vài ảnh hưởng nhỏ đến đất liền. Đây là cơn bão nhiệt đới thứ 20 trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2007. Faxai hình thành từ một áp thấp nhiệt đới trên vùng biển gần đảo Guam vào cuối tháng 10 năm 2007. Nó nhanh chóng mạnh lên thành cơn bão nhiệt đới dữ dội vào ngày 26 và đi về phía đông bắc. Cơn bão đạt cường độ mạnh nhất vào ngày 27 tháng 10 và nó suy yếu, tan dần vào ngày 28.

Mặc dù Faxai không đổ bộ nhưng hoàn lưu của nó đã gây mưa lớn đến 458 mm (18 inches) tại Miyakejima. Một chuyến bay của hãng hàng không Nhật Bản đến sân bay Narita gặp tai nạn nghiêm trọng trong chiều 27 tháng 10. Một người bị thương nặng, và năm người khác bị thương nhẹ; máy bay bị hư hại trong vụ tai nạn trên. Một người đã chết gần Tokyo khi cơn bão đi qua, và ba người khác bị thương. Thiệt hại từ cơn bão lên tới 150 triệu ¥ (1,5 triệu USD).

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Hình bản đồ đường đi của cơn bão
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Bão Faxai hình thành từ một vùng đối lưu cách khoảng 805 km (500 dặm) về phía tây của đảo Guam vào ngày 24. Ảnh vệ tinh cho thấy vùng đối lưu này bắt đầu chuyển thành gió xoáy trong các tầng đối lưu của khí quyển. Vùng đối lưu càng mạnh thêm ở cùng gần tâm của nó ở mức độ thấp và môi trường áp suất khí quyển thấp đã tạo điều kiện cho gió xoáy ở nó mạnh lên[1]. Ngày hôm sau, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã cảnh báo nó là một áp thấp nhiệt đới.[2] Sau đó, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) nâng cấp cảnh báo nó là bão nhiệt đới và đi về phía tây bắc gặp một dải hội tụ cận nhiệt đới.[3] Lúc 0 giờ (UTC) ngày 26 tháng 10, Cục Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) đã cảnh báo nó là một áp thấp nhiệt đới và đặt tên địa phương là Juaning.[4] Cùng ngày, JMA đã nâng cấp cảnh báo nó là một cơn bão nhiệt đới và đặt tên là "Faxai".[2]

JTWC cùng ngày cũng đã nâng cảnh báo Faxai là một áp thấp nhiệt đới và đặt số hiệu 20W.[5] Vài giờ sau, cơn bão bắt đầu chuyển đổi sức gió, với sự tăng sức gió ở phía tây bắc vùng mây bão, trong khi đó khối khí lạnh khô đã xâm nhập vào rìa tây nam của bão.[6] Vào 12 giờ (UTC) ngày 27 tháng 10, PAGASA ban hành cảnh báo lần cuối cùng về cơn bão nhiệt đới Juaning khi nó di chuyển ra khỏi khu vực họ phụ trách.[4] JTWC cho rằng áp thấp 20W có khả năng đây là cường độ mạnh nhất của nó khi một khối không khí lạnh phát triển dọc theo phía nam hoàn lưu bão.[7] Cùng ngày, JMA nâng cấp Faxai đến một cơn bão nhiệt đới dữ dội với sức gió 95 km/h (60 mph, sức gió duy trì trong 10 phút.).[2]

JTWC đã nâng cấp cảnh báo Faxai thành một cơn bão nhiệt đới dựa trên sự phát triển của tâm bão. Một vùng thời tiết nhiễu trên bán đảo Triều Tiên đã tạo điều kiện môi trường cho Faxai mạnh thêm.[8] Sáng sớm hôm sau, Faxai bắt đầu tăng tốc nhanh về phía đông-bắc. Một loại trường gió thổi ngược chiều từ Nhật Bản tạo ra một áp suất mạnh giữa nó tới cơn bão nhiệt đới, làm cho vùng gió mạnh của Faxai mở rộng dần về phía đông bắc. JTWC đã cảnh báo lần cuối về sức gió[9] khi đạt 75 km/h (45 mph) (duy trì 1 phút).[10] JMA cũng đánh giá Faxai đã đạt đến cường độ cao nhất của nó vào cùng ngày, với sức gió 100 km/h (65 mph, duy trì trong 10 phút) và áp suất 975 hPa (mbar), tuy nhiên, Trung tâm Cảnh báo thiên tai Đại dương và Khí quyển (NOAA) cho biết Faxai đạt sức gió cao nhất 130 km/h (80 mph).[11] Cơn bão tiếp tục hướng về phía đông bắc với tốc độ nhanh và đạt cường độ mạnh nhất ở ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Honshu vào khoảng 12 giờ (UTC) ngày 27 tháng 10. Những trận gió mạnh kéo dài trong hơn một ngày trước khi tan trên vùng biển Bắc vào cuối ngày 28 tháng 10.[2] NOAA, mặt khác, tiếp tục theo dõi những tàn tích còn lại của Faxai, khi nó vào quần đảo Aleutian vào ngày 29. Ngày hôm sau, cơn bão nhanh chóng mạnh lên, với áp suất thấp nhất xuống 957 mbar (hPa) lúc 18:00 (UTC). Ngày 31 tháng 10, bão đi vào Alaska và suy yếu.[11]

Cơ quan khí tượng Nhật Bản sử dụng sức gió trong 10 phút còn Hải quân Hoa Kỳ sử dụng sức gió trong một phút.[12] Việc chuyển đổi sức gió trong các cơn bão từ 10 phút sang 1 phút là 1,14.[13] Cường độ mạnh nhất của JMA cho Faxai là 100 km/h (65 mph) duy trì 10 phút, hoặc 120 km/h (75 mph) duy trì 1 phút.[2][13] Cường độ mạnh nhất của JTWC cho Faxai là 75 km/h (45 mph) duy trì trong một phút, hoặc 65 km/h (40 mph) 10 phút duy trì.[13][14] NOAA thì cho rằng nó có cường độ 130 km/h và áp suất 957 mbar (hPa).[11]

Công tác phòng chống và ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Mây bão Faxai
Bão Faxai vào 26 tháng 10

Khi bão Faxai tiếp cận gần Nhật Bản, All Nippon Airways đã hủy bỏ chuyến bay giữa Tokyo và quần đảo Izu. Tokai Kisen, hãng bến phà Tokyo, quần đảo Izu và Shizuoka cũng hủy bỏ một số chuyến phà do cơn bão. Khu vực Tokyo đã được cảnh báo về những trận mưa nặng hạt, sóng lên đến 6m (19,6 ft), và gió lớn[15] Người dân được khuyến cáo ở trong nhà trong cơn bão, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn, và để tránh các mảnh vỡ bay lạc.[16]

Mặc dù Faxai không đổ bộ, nhưng hoàn lưu bão đã gây mưa dẫn đến thiệt hại nhỏ dọc theo bờ biển phía đông của Nhật Bản.[17] Tổng lượng mưa cao nhất được ghi nhận tại Miyakejima là 458 mm (18 inches) và tại phân tỉnh Ōshima của Tokyo là 192 mm (7,5 inches).[18] Lượng mưa trong Miyakejima gần vượt qua kỷ lục lượng mưa hàng ngày vào 27 tháng 10.[19] Mưa rơi với tốc độ 95 mm/h (3,7 inches/ h) tại Miyaketsubota,[18] và những cơn mưa xối xả do hoàn lưu bão cũng gây ra bảy trận lở đất trên toàn Nhật Bản.[17] Một người phụ nữ đã chết gần Tokyo[20] và ba người bị thương. Một ngôi nhà, hai héc-ta đất nông nghiệp, 2 km (1,2 dặm) đường bộ, và một tàu bị hư hại bởi cơn bão. Cơn bão gây thiệt hại tổng cộng 150.000.000 ¥ (1,5 triệu USD).[17]

Vào lúc 5 giờ 31 phút chiều (giờ Nhật Bản) ngày 27 tháng 10, một chiếc Boeing 767-300 của Japan Airlines đến Sân bay quốc tế Narita gặp tai nạn nghiêm trọng do bão Faxai, cách khoảng 74 km về phía đông nam của Narita. Vụ tai nạn làm cho bảy người bị thương trên chuyến bay, cũng như một số thiệt hại cho máy bay.[21]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Significant Tropical Weather Advisory for the Western and South Pacific Oceans”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.[liên kết hỏng]
  2. ^ a b c d e “JMA Annual Tropical Cyclone Report for 2007” (PDF). Japan Meteorological Agency. 2008. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ “TCWC Advisories for ngày 25 tháng 10 năm 2007 at 12Z”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 25 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  4. ^ a b Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (ngày 13 tháng 6 năm 2008). “PAGASA Tropical Cyclone Warning Log”. Typhoon 2000. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ “TCWC Advisories for ngày 26 tháng 10 năm 2007 at 00Z”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ “TCWC Advisories for ngày 26 tháng 10 năm 2007 at 06Z”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  7. ^ “TCWC Advisories for ngày 26 tháng 10 năm 2007 at 12Z”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  8. ^ “TCWC Advisories for ngày 26 tháng 10 năm 2007 at 18Z”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 26 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ “TCWC Advisories for ngày 27 tháng 10 năm 2007 at 00Z”. Joint Typhoon Warning Center. ngày 27 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ “JTWC Best Track for Tropical Storm 20W (Faxai)”. Joint Typhoon Warning Center. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ a b c George P. Bancroft (tháng 4 năm 2008). “Mariners Weather Log Volume 58 Number 1”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  12. ^ “Frequently Asked Questions”. Joint Typhoon Warning Center. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ a b c “Section 2 Intensity Observation and Forecast Errors”. United States Navy. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  14. ^ “JTWC Best Track for Tropical Storm 20W (Faxai)”. Joint Typhoon Warning Center. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ Ron Rhodes (ngày 27 tháng 10 năm 2007). “Typhoon Faxai Nears Central Japan; Flights Canceled (Update1)”. Bloomberg News. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  16. ^ (tiếng Nhật)増田雅昭 (ngày 27 tháng 10 năm 2007). “韋駄天(いだてん)台風、接近中”. Yahoo Japan Corporation. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  17. ^ a b c Japan Meteorological Agency (2008). “41st Session Country Report: Japan” (PDF). World Meteorological Organization. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ a b “Japan Rainfall for October 25 to 28, 2007”. National Institute of Informatics. 2007. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ Staff Writer (ngày 2 tháng 11 năm 2007). “Tropical Storm Faxai Drenches Parts of Japan”. Earthweek: A Diary of the Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  20. ^ “Tropical Storm Faxai Drenches Parts of Japan”. Earth Environment Service. ngày 2 tháng 11 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  21. ^ Japan Airlines (ngày 19 tháng 12 năm 2008). “Aircraft Accident Investigation Report” (PDF). Japan Transport Safety Board. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A3o_Faxai_(2007)