Wiki - KEONHACAI COPA

Azurit

Azurit
Azurit từ Trung Quốc với các tinh thể lớn và bề mặt bị phong hóa.
Thông tin chung
Thể loạiKhoáng vật cacbonat
Công thức hóa họcCu3(CO3)2(OH)2
Phân loại Strunz5.BA.05
Hệ tinh thểđơn nghiêng
Lớp tinh thểLăng trụ (2/m)
(cùng kí hiệu H-M)
Nhóm không gianP21/c
Ô đơn vịa = 5,01 Å, b = 5,85 Å
c = 10,35 Å; β = 92,43°; Z = 2
Nhận dạng
Phân tử gam344,67 g/mol
Dạng thường tinh thểKhối, lăng trụ, măng, phiến
Song tinhHiếm, ngang qua {101}, {102} hay {001}
Cát khaiHoàn hảo trên {011}, tương đối trên {100}
Vết vỡVỏ sò (concoit)
Độ bềnGiòn
Độ cứng Mohs3,5-4
ÁnhThủy tinh
Màu vết vạchLam nhạt
Tính trong mờTrong suốt đến trong mờ
Tỷ trọng riêng3,77-3,89
Thuộc tính quangLưỡng trục (+)
Chiết suấtnα = 1,730 nβ = 1,758 nγ = 1,838
Khúc xạ képδ = 0,108
Đa sắcÁnh lam thấy được
Góc 2VĐo đạc: 68°. Tính toán: 64°
Tán sắcTương đối yếu
Tham chiếu[1][2][3]

Azurit là một khoáng vật cacbonat của đồng có ký hiệu hóa học là Cu3(CO3)2(OH)2, màu lam sẫm, mềm được tạo thành từ phong hóa quặng đồng. Vào đầu thế kỷ 19 nó được biết đến như là chessylit theo tên của vị trí điển hình tại Chessy-les-Mines gần Lyon, Pháp.[2] Khoáng vật này được biết đến từ thời cổ đại và được đề cập trong Naturalis Historiae (Lịch sử tự nhiên) của Pliny Già với tên gọi trong tiếng Hy Lạp là kuanos (κυανός: "lam sẫm", gốc của các từ như cyan hay cian trong một số ngôn ngữ châu Âu) và tên gọi tiếng Latinh caeruleum.[4] Màu xanh lam của azurit là rất sẫm và trong, và vì lý do này mà kể từ thời cổ đại thì người ta đã có xu hướng gắn liền khoáng vật này với màu xanh lam sẫm của các hoang mạc có độ ẩm thấp và màu của bầu trời mùa đông. Tên gọi azurit phản ánh sự gắn kết này, do cả azurit và các từ để chỉ màu xanh da trời (thiên thanh) trong một số ngôn ngữ châu Âu như azure, azzurro, azur, αζούρ đều phát sinh thông qua tiếng Ả Rập từ tiếng Ba Tư lazhward (لاژورد), một khu vực được biết đến vì những mỏ đá màu lam sẫm khác là lapis lazuli ("đá da trời").

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đinh Phạm Thái, Lê Xuân Khuông và Phạm Kim Đĩnh, "Luyện kim loại màu và quý hiếm".
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Azurit