Wiki - KEONHACAI COPA

Atemoya

Atemoya
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Magnoliids
Bộ (ordo)Magnoliales
Họ (familia)Annonaceae
Chi (genus)Annona
Loài (species)Annona × cherimola

Atemoya (tên khoa học: Annona squamosa × Annona cherimola, hay ngắn gọn là Annona × cherimola), là tên gọi của một loại quả lai giữa mãng cầu ta (Annona squamosa) và quả cherimoya (Annona cherimola) - cả hai loại quả đều đến từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ[1].

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Việc lai tạo được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1908 bởi P.J. Wester, một nhà nghiên cứu làm việc tại phòng thí nghiệm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tại thành phố Miami (bang Florida). Những quả lai sau đó được đặt tên là "atemoya", kết hợp giữa ate - tên gọi cũ của quả mãng cầu ta trong tiếng México và moya trong tên của quả cherimoya. Sau đó, vào năm 1917, Edward Simmons đã trồng thành công những giống lai này trong điều kiện nhiệt độ khoảng -3,1 °C. Điều này cho thấy, atemoya được thừa hưởng khả năng chịu lạnh từ cherimoya[2].

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Atemoya sinh trưởng nhanh, cây có thể cao từ 7 đến 9 mét, tán tròn, các cành có xu hướng rũ xuống, những cành thấp nhất thường chạm đất[2]. Cây có thể phát triển trong các vùng đất kiềm, đất nghèo dinh dưỡng. Nó có thể chịu được hạn hán nhưng lại không phát triển được dưới bóng râm[3].

Hoa có 3 cánh hình tam giác, dài khoảng 6 cm, màu vàng, nở vào giữa xuân. Atemoya và các thành viên trong chi Na đều có hoa lưỡng tính rất hiếm gặp. Hoa cái sẽ nở vào lúc từ 2 đến 4 giờ chiều, vào khoảng 3 - 5 giờ chiều hôm sau, hoa cái sẽ chuyển thành hoa đực. Cánh của hoa đực mở rộng hơn hoa cái, và dễ rụng khi chạm vào, nhị hoa có màu nâu. Hoa được thụ phấn hiệu quả bởi các loài bọ cánh cứng[2][4].

Quả có dạng hình tròn hoặc trái tim, dài khoảng 8 – 12 cm, đường kính khoảng 10 cm. Vỏ dày có màu xanh lục, có các mắt nhô lên, nhìn góc cạnh hơn mãng cầu ta. Thịt màu trắng, ngọt thơm, ít chua, ít hạt hơn mãng cầu ta. Hạt màu đen, cứng có độc tố[2][4][5]. Quả chín có thể được tách vỏ và ướp lạnh trước khi ăn[5].

Hạt của atemoya

Loài gây hại phổ biến nhất của atemoya là loài rệp Planococcus citri[2].

Các giống[sửa | sửa mã nguồn]

Các giống của atemoya bao gồm: Page, Bradley, Mammoth, Island Beauty, African Pride, Geffner, Malamud, Bernitski, Kabri, Malai,...[2][6]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Boning, Charles R. (2006). Florida's Best Fruiting Plants: Native and Exotic Trees, Shrubs, and Vines. Sarasota, Florida: Pineapple Press, Inc. tr.26 ISBN 978-1561643721
  2. ^ a b c d e f "Atemoya" trong Morton, J. (1987), Fruits of warm climates, tr.72-75 ISBN 978-1626549722
  3. ^ Plants For A Future: Annona atemoya - Mabb.
  4. ^ a b “Atemoya - Annona cherimola x A. squamosa”.
  5. ^ a b Clarke, Joan (1998). "Hawaii". In Feierabend, Peter; Chassman, Gary; Danforth, Randi. Culinaria: The United States: A Culinary Discovery. Köln, Germany: Könemann. tr.476 ISBN 3-8290-0259-9
  6. ^ Atemoya, specialtyproduce.com
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Atemoya