Wiki - KEONHACAI COPA

Apple Pay

Apple Pay
Thiết kế bởiApple Inc.
Phát triển bởiApple Inc.
Phát hành lần đầungày 20 tháng 10 năm 2014
Nền tảngiPhone 6 hoặc mới hơn

iPhone SE thế hệ thứ nhất hoặc mới hơn iPad Air 2 hoặc mới hơn iPad Pro tất cả các dòng iPad 5 hoặc mới hơn iPad Mini 4 hoặc mới hơn MacBook Pro 2016 hoặc mới hơn (kèm Touch Bar tích hợp Touch ID) MacBook Air 2020 hoặc mới hơn

Các dòng Apple Watch
Giấy phépProprietary
Websitewww.apple.com/apple-pay/
Dấu hiệu điểm chấp nhận thanh toán Apple Pay

Apple Pay là dịch vụ thanh toán di độngví điện tử online được Apple Inc. giới thiệu tích hợp lần đầu trên bộ đôi iPhone 6/6 Plus, ra mắt tháng 9 năm 2014. Apple Pay hỗ trợ trên các thiết bị bao gồm iPhone SE trở lên, iPad Mini 3 hoặc mới hơn, iPad Air 2, iPad thế hệ thứ 5 hoặc mới hơn, tất cả các dòng iPad Pro, tất cả các dòng Apple WatchMacBook Pro 2016 hoặc mới hơn (có Touch Bar kèm Touch ID), các thiết bị cũ hơn iPhone 6 không thể sử dụng được Apple Pay.

Apple Pay liên kết với Visa PayWave, PayPass của MasterCardAmerican Express ExpressPay.

Dịch vụ thanh toán trực tiếp này được thực hiện ở máy thanh toán ở các cửa hàng thông qua giao tiếp NFC, các thông tin về thẻ sẽ được lưu và bảo quản trong Apple ID lưu trên iPhone, người dùng khi thanh toán đưa iPhone qua vùng NFC trên máy thanh toán, chạm vân tay vào TouchID hoặc quét gương mặt qua FaceID trên iPhone X để xác nhận giao dịch, đảm bảo bảo mật thông tin chủ thẻ. Người dùng có thể tích hợp thông tin của nhiều thẻ tín dụng, tất cả được lưu trong một ứng dụng trên iPhone có tên là Passbook (từ iOS 9 được đổi tên là Wallet). Mỗi lần giao dịch, máy chủ của Apple sẽ cho ra những dãy mã OTP dùng một lần cho từng giao dịch, Apple sẽ không lưu và sử dụng trực tiếp thông tin từ thẻ của khách hàng nên không xảy ra các hiện tượng rò rỉ hay đánh cắp thông tin thẻ hay mã PIN. Bên cạnh đó cũng có thể dùng Apple Pay để thanh toán các giao dịch mua ứng dụng, nhạc, phim trên App StoreiTunes Store.

Tại Hội nghị các nhà phát triển của Apple, WWDC 2017, Apple chính thức giới thiệu Apple Pay Cash, có thể gửi tiền qua các thiết bị Apple (yêu cầu nâng cấp iOS 11.2, watchOS 4.2 hoặc mới hơn) cho phép gửi tiền cho người khác bằng qua ứng dụng iMessage được tích hợp sẵn trên iPhone, iPad.

Gần đây, Apple cũng giới thiệu thẻ cứng tín dụng Apple Card.[1]

Các quốc gia được hỗ trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Apple Pay có thể được sử dụng với các loại thẻ được phát hành tại 83 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Ngày ra mắtQuốc gia hỗ trợ
20 tháng 10 năm 2014 Hoa Kỳ
 Puerto Rico
14 tháng 7 năm 2015 Anh Quốc
17 tháng 11 năm 2015 Canada
19 tháng 11 năm 2015 Úc
18 tháng 2 năm 2016 Trung Quốc
19 tháng 4 năm 2016 Singapore
7 tháng 7 năm 2016 Thụy Sĩ
19 tháng 7 năm 2016 Pháp
 Monaco
20 tháng 7 năm 2016 Hồng Kông
4 tháng 10 năm 2016 Nga (Tạm dừng vào ngày 25 tháng 3 năm 2022)[2]
13 tháng 10 năm 2016 New Zealand
25 tháng 10 năm 2016 Nhật Bản
1 tháng 12 năm 2016 Tây Ban Nha
7 tháng 3 năm 2017 Guernsey
 Ireland
 Đảo Man
 Jersey
29 tháng 3 năm 2017 Đài Loan
17 tháng 5 năm 2017 Ý
 San Marino
  Vatican
24 tháng 10 năm 2017 Đan Mạch
 Greenland
 Phần Lan
 Thụy Điển
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
4 tháng 4 năm 2018 Brasil
17 tháng 5 năm 2018 Ukraina
19 tháng 6 năm 2018 Ba Lan
20 tháng 6 năm 2018 Na Uy
28 tháng 11 năm 2018 Kazakhstan
 Bỉ
11 tháng 12 năm 2018 Đức
19 tháng 2 năm 2019 Cộng hòa Séc
 Ả Rập Xê Út
24 tháng 4 năm 2019 Áo
8 tháng 5 năm 2019 Iceland
21 tháng 5 năm 2019 Hungary
 Luxembourg
11 tháng 6 năm 2019 Hà Lan
26 tháng 6 năm 2019 Liên minh châu Âu
 Bulgaria
 Croatia
 Síp
 Bắc Síp
 Estonia
 Hy Lạp
 Latvia
 Liechtenstein
 Litva
 Malta
 Bồ Đào Nha
 România
 Slovakia
 Slovenia
2 tháng 7 năm 2019 Quần đảo Faroe
6 tháng 8 năm 2019 Ma Cao
3 tháng 9 năm 2019 Gruzia
19 tháng 11 năm 2019 Belarus
28 tháng 1 năm 2020 Montenegro
30 tháng 6 năm 2020 Serbia
23 tháng 2 năm 2021 México
30 tháng 3 năm 2021 Nam Phi
5 tháng 5 năm 2021 Israel
17 tháng 8 năm 2021 Qatar
5 tháng 10 năm 2021 Bahrain
 Palestine
2 tháng 11 năm 2021 Azerbaijan
 Colombia
Costa Rica Costa Rica
18 tháng 1 năm 2022Armenia Armenia
15 tháng 3 năm 2022 Argentina
 Peru [3]
5 tháng 4 năm 2022 Moldova
9 tháng 8 năm 2022 Malaysia
6 tháng 12 năm 2022 Kuwait
 Jordan
21 tháng 3 năm 2023 Hàn Quốc
2 tháng 5 năm 2023 El Salvador
 Guatemala
16 tháng 5 năm 2023 Panama
 Honduras
18 tháng 7 năm 2023 Morocco
8 tháng 8 năm 2023 Chile
 Việt Nam

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Apple Card is a new kind of credit card created by Apple”.
  2. ^ Kể từ tháng 3 năm 2022, Apple đã vô hiệu hóa Apple Pay cho MastercardVisa ở Nga cho đến khi có thông báo mới do các biện pháp trừng phạt do chính phủ Hoa Kỳ áp đặt như một phần trong phản ứng của họ đối với cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraina 2022 và do tình trạng bất ổn tài chính ở Nga.“Карты всех платежных систем в России продолжают нормально работать | Банк России”. www.cbr.ru. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022. Mir sau đó bị vô hiệu hóa vào ngày 26 tháng 3 năm 2022.Roth, Emma (26 tháng 3 năm 2022). “Apple Pay closes loophole that allowed Russian users to pay with Mir cards”. The Verge. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2022.
  3. ^ “Apple”. Apple.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Apple_Pay