Wiki - KEONHACAI COPA

Aokigahara

Aokigahara
青木ヶ原(tiếng Nhật)
Aokigahara, Núi Misaka và Hồ Saiko nhìn từ Đỉnh Ryu thuộc dãy núi Tenshi

Aokigahara

Mount Fuji
Vị trí Aokigahara và Núi Phú Sĩ
Hệ sinh thái
Khu vựcCổ Bắc
Quần xãRừng hỗn hợp và lá rộng ôn đới
Địa lý
Diện tích35 km2 (14 dặm vuông Anh)
Quốc giaNhật Bản
TỉnhTỉnh Yamanashi
Tọa độ35°28′12″B 138°37′11″Đ / 35,47°B 138,61972°Đ / 35.47000; 138.61972
Conservation
Tình trạng bảo tồnTương đối ổn định / Tương đối nguyên vẹn
Hồ Sai Aokigahara bên tay trái.
Aokigahara trong tỉnh Yamanashi.

Aokigahara (青木ヶ原 (Thanh Mộc Nguyên)?), còn được gọi là Jukai (樹海 (Thụ Hải)?), là một khu rừng ở sườn phía tây bắc núi Phú Sĩ của Nhật Bản phát triển trên nền nham thạch đã cứng rộng 30 kilômét vuông (12 dặm vuông Anh) có nguồn gốc từ vụ phun trào lớn cuối cùng của Núi Phú Sĩ vào năm 864 SCN.[1] Rìa phía tây của Aokigahara, nơi có một số hang động đầy băng tuyết vào mùa đông, là một địa điểm nổi tiếng cho tham quan và du lịch. Một phần của Aokigahara thì rất dày đặc, và lớp nham thạch xốp hấp thụ âm thanh, giúp mang lại cho khách du lịch cảm giác cô độc.[2]

Khu rừng nổi tiếng về mặt lịch sử vì là nơi cư ngụ của yūrei: các hồn ma của những kẻ đã khuất trong thần thoại Nhật Bản.[3] Trong những năm gần đây, Aokigahara đã trở nên nổi tiếng về mặt quốc tế vì được biết đến là "Khu rừng Tự sát" (Jisatsu no Mori), cũng như là một trong những địa điểm có nhiều vụ tự tử nhất trên thế giới.[3] Do đó, chính phủ Nhật đã tạo ra các biển báo ở đầu một số lối mòn để khuyên ngăn những người có ý định tự tử nghĩ về gia đình của họ và đi tìm sự trợ giúp từ các tổ chức ngăn chặn việc tự sát.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng rừng cấu tạo chủ yếu từ đá núi lửa, khá khó để đâm thủng bằng những dụng cụ cầm tay như xẻng hoặc cuốc. Vì rừng rất rậm rạp nên trong những năm gần đây, những người du lịch và leo núi leo qua Aokigahara đã bắt đầu sử dụng băng dính để đánh dấu đường đi của mình nhằm tránh bị lạc.[4] Những lối mòn đã được chỉ định trước dẫn tới những điểm thu hút du lịch khác nhau như Hang động băng Narusawa, Hang động gió Fugaku và Hang động hồ Sai Bat là ba hang động nham thạch lớn hơn gần Núi Fuji, trong đó hang động băng thì đóng băng quanh năm.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “The nature found in the Aokigahara "sea of trees". Yamanashi Kankou. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ “Hiking in a Forest Born Out of Mount Fuji's Lava”.
  3. ^ a b Giải mã bí ẩn ‘khu rừng tự sát’ rùng rợn bậc nhất thế giới - VTC News
  4. ^ “Intruders tangle 'suicide forest' with tape”. Asahi Svhimbun. ngày 3 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2008.
  5. ^ “About Narusawa lce Cave/Fugaku Wind Cave - Mount Fuji Travel Guide | Planetyze”. Planetyze (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Aokigahara