Wiki - KEONHACAI COPA

Andrew J. Evans Jr.

Andrew J. Evans Jr.
Evans những năm 1960
Biệt danh"Andy"
Sinh(1918-11-11)11 tháng 11, 1918
Charleston, South Carolina, Hoa Kỳ
Mất25 tháng 12, 2001(2001-12-25) (83 tuổi)
San Antonio, Texas, Hoa Kỳ
Nơi chôn cất
Quân chủngKhông lực Lục quân Hoa Kỳ
Không quân Hoa Kỳ
Năm tại ngũ1941–1973
Quân hàm Thiếu tướng
Đơn vịLiên đoàn chiến đấu số 357
Không đoàn đánh bom số 49
Chỉ huyPhi đoàn chiến đấu số 533
Phi đoàn chiến đấu số 448
Liên đoàn chiến đấu số 357
Liên đoàn chiến đấu số 414
Tham chiếnThế chiến II
Chiến tranh Triều Tiên
Chiến tranh Việt Nam
Khen thưởngChi tiết

Andrew Julius Evans Jr. (11 tháng 11 năm 1918 – 25 tháng 12 năm 2001) là một thiếu tướng Không quân Hoa Kỳphi công ách, ông đã bắn phá hủy sáu máy bay quân địch trong trận không chiến và hai máy bay địch trên mặt đất trong Thế chiến II. Ông còn phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên, ông thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trước khi bị bắt làm tù binh. Sau khi được trả tự do, ông thực hiện nhiệm vụ trong Chiến tranh Việt Nam trước khi giải ngũ vào năm 1973.

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Evans sinh ngày 11 tháng 11 năm 1918 tại Charleston, South Carolina. Sau khi tốt nghiệp trung học Columbus ở Columbus, Georgia, ông theo học tại The Citadel ở Charleston. Năm 1937, ông theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point và tốt nghiệp năm 1941 với bằng cử nhân khoa học và được sắc phong hàm thiếu úy.[1]

Binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Thế chiến II[sửa | sửa mã nguồn]

Evans' P-51 Mustang 'Little Sweetie 4'

Sau khi tốt nghiệp tại West Point, Evans tham gia khóa huấn luyện phi công của Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ tại phi trường Randolph, Texas. Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện này, ông là phi công điều khiển chiếc P-39 AiracobraIceland. Sau khi trở về Hoa Kỳ, ông chỉ huy Phi đoàn Chiến đấu số 533 và 448, điều khiển chiếc P-47 Thunderbolts. Ông theo học Đại học Chỉ huy và Tham mưu ở Fort Leavenworth, Kansas, trước khi được chỉ định vào Liên đoàn chiến đấu số 357 tại RAF Leiston ở Anh tại Mặt trận Tác chiến Châu Âu vào mùa thu năm 1944. Khi điều khiển chiếc P-51 Mustang trong trận không chiến, ông bắn hạ chiếc Focke-Wulf Fw 190 trên bầu trời Magdeburg, Đức, vào ngày 27 tháng 11 năm 1944, đây là chiến công đầu tiên của ông. Ngày 14 tháng 1 năm 1945, ông bắn hạ 4 chiếc Fw 190 trên bầu trời Berlin, Đức, với tổng số 57½ máy bay tiêm kích Đức bị các phi công chiến đấu thuộc Phi đoàn số 357 bắn hạ. Chiến công cuối cùng của ông trong chiến tranh là chiếc Messerschmitt Bf 109 trên bầu trời Gütersloh, Đức, vào ngày 24 tháng 3 năm 1945, nâng tổng số chiến công lên sáu.[1][2][3]

Trong Thế chiến II, Evans thực hiện 129 nhiệm vụ chiến đấu và được công nhận khi phá hủy 6 máy bay quân địch trong trận không chiến, ông trở thành phi công ách và 2 chiếc bị phá hủy trên mặt đất khi oanh tạc các sân bay của quân địch.[1][3][4]

Giữa chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Evans được chỉ định trở thành tư lệnh của Liên đoàn chiến đấu số 357 khi đóng quân tại Neubiberg, Đức. Năm 1946, ông trở lại Hoa Kỳ và từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 8 năm 1947, ông phục vụ bộ tham mưu của Đại học Không quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Maxwell, Alabama. Ông sau đó theo học tại Trường Tham mưu và Chỉ huy Không quân từ tháng 8 năm 1947 đến tháng 6 năm 1948. Sau đó ông phục vụ trong Bộ Tổng Tham mưu tại Tổ chức Tham mưu trưởng Liên quânWashington, D.C., từ tháng 6 năm 1948 đến tháng 6 năm 1950. Sau đó, ông trở thành sĩ quan điều hành của Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ, từ tháng 7 năm 1950 đến tháng 7 năm 1951, rồi được bổ nhiệm làm đại tá vào tháng 1. Từ tháng 8 năm 1951 đến tháng 6 năm 1952, ông theo học tại Đại học Chiến tranh Không quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Maxwell, Alabama.[1][3]

Chiến tranh Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiếc F-84 trên bầu trời Triều Tiên

Vào tháng 6 năm 1952, Đại tá Evans được chỉ định trở thành phó tư lệnh Không đoàn máy bay đánh bom số 49 trong Chiến tranh Triều Tiên. Đóng quân tại Căn cứ Không quân Taegu, Hàn Quốc, ông thực hiện các nhiệm vụ trên chiếc F-84 Thunderjet. Trong nhiệm vụ thứ 67 vào ngày 27 tháng 3 năm 1953, ông bị bắn hạ và bị lực lượng cộng sản bắt giữ làm tù binh, khiến ông trở thành tù binh cấp cao nhất của Không quân Hoa Kỳ.[3] Trong lúc là tù binh, ông bị biệt giam và sau khi những người bắt giữ phát hiện Evans từng phục vụ cho Tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ qua tờ báo quân sự Stars and Stripes, ông bị gây sức ép buộc phải thú nhận đã phạm tội ác chiến tranh. Ông khước từ điều đó và bị tra tấn. Evans được trả tự do vào tháng 9 năm 1953; cho đến khi được quân đội Hoa Kỳ coi là mất tích trong chiến đấu.[1][3][5]

Hậu chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Evans quay về Hoa Kỳ vào tháng 9 năm 1953, ông trở thành giảng viên tại Đại học Chiến tranh Không quân. Vào tháng 1 năm 1956, ông trở thành tư lệnh của Liên đoàn chiến đấu số 414 tại Oxnard, California, được trang bị F-89 Scorpions. Từ tháng 1 năm 1957 đến tháng 9 năm 1959, ông là phó tư lệnh Khu phòng không New York tại Căn cứ Không quân McGuire, New Jersey, ông điều khiển hai chiếc F-89 và F-101 Voodoos. Nhiệm vụ kế tiếp của ông vào tháng 7 năm 1960 với tư cách là tư lệnh Sư đoàn Không quân số 65 tại Căn cứ Không quân Torrejon ở Tây Ban Nha, ông điều khiển chiếc F-102 Delta Daggers. Trên cương vị này, ông chịu trách nhiệm chỉ đạo chung nhiệm vụ huấn luyện và phòng không với tư lệnh phòng không Tây Ban Nha.[1][3]

Evans trở lại Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1963 và được bổ nhiệm vào Văn phòng Phó Tham mưu trưởng Nghiên cứu và Phát triển tại căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Lầu Năm Góc, làm chủ nhiệm kế hoạch phát triển. Tháng 6 năm 1964, ông trở thành chủ nhiệm phát triển với nhiệm vụ bổ sung là phụ tá đặc biệt cho phó tham mưu trưởng phụ trách nghiên cứu và phát triển cho lực lượng phản công. Vào tháng 8 năm 1968, ông được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Trung tâm Tác chiến Không quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Không quân Eglin ở Florida.[1]

Trong Chiến tranh Việt Nam, Evans thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu bằng chiếc F-4 Phantom II trên bầu trời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vào tháng 10 năm 1970, ông đảm nhận chức vụ phó tư lệnh Không quân số 7/Không quân số 13, đóng quân tại Căn cứ Không quân Hoàng gia Thái Lan Udorn ở Thái Lan. Vào tháng 7 năm 1971, ông được bổ nhiệm làm tư lệnh Đội quân Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Thái Lan và trưởng Đoàn Cố vấn Hỗ trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Thái Lan, những chức vụ quân sự cuối cùng trước khi ông giải ngũ khỏi Không quân Hoa Kỳ vào năm 1973.[1][3]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Evans qua đời vào dịp lễ Giáng sinh năm 2001, ở tuổi 83. Ông được an táng tại Nghĩa trang quốc gia Arlington theo nghi thức quân đội, bên cạnh người vợ Claire, bà qua đời vào năm 1973. Tang lễ của ông gồm một chuyến bay biểu diễn của 4 chiếc F-15 Eagles.[3][6]

Chiến công[sửa | sửa mã nguồn]

Thời gian#LoạiVị tríMáy bayĐơn vị chỉ định
27 tháng 11, 19441Focke-Wulf Fw 190Magdeburg, ĐứcP-51D Mustang357 FG Hq
14 tháng 1, 19454Fw 190Berlin, ĐứcP-51D357 FG Hq
24 tháng 3, 19451Messerschmitt Bf 109Gütersloh, ĐứcP-51D357 FG Hq
Nguồn: Air Force Historical Study 85: USAF Credits for the Destruction of Enemy Aircraft, World War II[4]

Huân chương[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương được trao gồm:[1][7]

  Phù hiệu phi công chỉ huy
Bronze oak leaf cluster
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Phục vụ Xuất sắc Không quân cùng cụm lá sồi đồng
Bản mẫu:Ribbon devices/altNgôi sao Bạc
Bronze oak leaf cluster
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Legion of Merit cùng cụm lá sồi đồng
Bronze oak leaf cluster
Bronze oak leaf cluster
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Thập tự Phi hành Xuất sắc cùng 2 cụm lá sồi đồng
Bản mẫu:Ribbon devices/altTrái tim Tím
Silver oak leaf cluster
Silver oak leaf cluster
Bronze oak leaf cluster
Bronze oak leaf cluster
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Không quân cùng 2 cụm lá sồi đồng và bạc
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Tuyên dương
Bản mẫu:Ribbon devices/altBiểu dương Đơn vị Tổng thống
Bản mẫu:Ribbon devices/altGiải thưởng đơn vị xuất sắc về hàng không và vũ trụ
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Tù binh[N 1]
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Phục vụ Quốc phòng Hoa Kỳ
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Chiến dịch Mỹ
Bronze star
Bronze star
Bronze star
Bronze star
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Chiến dịch Châu Âu – Châu Phi – Trung Đông cùng 4 ngôi sao chiến dịch đồng
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Chiến công Thế chiến II
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Quân đội chiếm đóng with 'Germany' clasp
Bronze star
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Phục vụ Quốc phòng cùng ngôi sao phục vụ đồng
Bronze star
Bronze star
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Phục vụ Hàn Quốc cùng 2 ngôi sao chiến dịch đồng
Bronze star
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Phục vụ Việt Nam cùng ngôi sao chiến dịch đồng
Silver oak leaf cluster
Bronze oak leaf cluster
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Ruy băng Dịch vụ Tuổi thọ Hàng không và Không gian cùng cụm lá sồi bạc và đồng
Bản mẫu:Ribbon devices/altCroix de Guerre với ngôi sao mạ bạc (Pháp)
Bản mẫu:Ribbon devices/altBiểu dương Đơn vị Tổng thống Hàn Quốc
Silver star
Bản mẫu:Ribbon devices/alt
Huân chương Võ công
Bản mẫu:Ribbon devices/altAnh Dũng Bội Tinh
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Phục vụ Liên Hợp Quốc Hàn Quốc
Bản mẫu:Ribbon devices/altChiến Dịch Bội Tinh
Bản mẫu:Ribbon devices/altHuân chương Phục vụ Chiến tranh Triều Tiên[N 2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Năm 1985, huân chương này được trao cho tất cả quân nhân Hoa Kỳ từng là tù binh.[8]
  2. ^ Năm 2000, huân chương này được trao cho tất cả quân nhân Hoa Kỳ đã phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i “Major General Andrew J. Evans Jr”. United States Air Force. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  2. ^ Chirs Bucholtz (2012). Mustang Aces of the 357th Fighter Group. Bloomsbury. tr. 197. ISBN 9781782008729. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  3. ^ a b c d e f g h United States Military Academy. Association of Graduates (171). Assembly Volume 60, Issues 4–6. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  4. ^ a b “Air Force Historical Study 85: USAF Credits for the Destruction of Enemy Aircraft, World War II” (PDF). 1978. tr. 62. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  5. ^ “Service runs deep in Evans family”. Boner County Daily Bee. 11 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  6. ^ “Burial detail: Evans Jr., Andrew Julius”. Arlington National Cemetery. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  7. ^ “Valor awards for Andrew J. Evans Jr”. Military Times. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2023.
  8. ^ “Prisoner of War Medal”. Air Force Personnel Center. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Republic of Korea Korean War Service Medal”. Air Force Personnel Center. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrew_J._Evans_Jr.