Wiki - KEONHACAI COPA

Anawrahta

Anawrahta
အနော်ရထာ
Tượng Anawrahta
Vua nhà Pagan
Tại vị1044–1078
Đăng quangTháng 12 năm 1044
Tiền nhiệmSokkate
Kế vịSawlu
Thông tin chung
Sinh1015
Pagan
Mất1078 (thọ 63)
Pagan
Phối ngẫuPyinsa Kalayani
Saw Mon Hla
Manisanda
Hậu duệSawlu
Kyansittha
Tên đầy đủ
Min Saw
Maha Yaza Thiri Aniruddha Dewa
Hoàng tộcNhà Pagan
Thân phụKunhsaw Kyaunghpyu
Thân mẫuMyaunk Pyinthe
Tôn giáoPhật giáo Thượng tọa bộ (cải đạo từ A Lợi Tăng tông

Anawrahta Minsaw (tiếng Miến Điện: အနော်ရထာ မင်းစော, phát âm [ʔənɔ̀jətʰà mɪ́ɴ sɔ́]; 1015–1078) là một vị vua nhà Pagan, người sáng lập đế quốc Myanmar thứ nhất. Ông được các sử gia coi là vị vua quan trọng nhất trong lịch sử Myanmar. Anawrahta đã biến nhà nước của người Miến từ một tiểu quốc ở vùng đất khô ở Thượng Miến thành một đế quốc, tạo lập cơ sở cho đất nước Myanmar hiện nay. Lịch sử thành văn của Myanmar chỉ chính thức bắt đầu từ khi ông lên ngôi vào năm 1044.

Anawrahta đã thống nhất toàn thể thung lũng sông Ayeyarwady, và đó là lần thống nhất đầu tiên trong lịch sử, và đặt các vùng ngoại vi, tức là các nhà nước của người Shanngười Arakan, dưới bá chủ của triều đình Pagan. Ông đã ngăn chặn thành công đế quốc Khmer tiến về bờ biển Tenasserim và vào lưu vực thượng lưu sông Menam, giúp cho Myanmar trở thành một trong hai đế quốc ở Đông Nam Á lục địa.

Anawrahta đã thực hiện một loạt cải cách xã hội, tín ngưỡngkinh tế quan trọng để lại những tác động lâu dài tới lịch sử Myanmar. Những cải cách xã hội và tín ngưỡng của ông sau đó đã phát triển thành văn hóa Myanmar hiện đại. Ông đã cho xây dựng một loạt đập nước, biến vùng đất khô cằn quanh Pagan thành một trung tâm sản xuất lúa gạo ở Thượng Miến, giúp cho Thượng Miến có một cơ sở kinh tế bền vững để dựa vào đó thống trị lưu vực sông Ayeyarwady và các vùng ngoại vi của nó trong các thế kỷ tiếp theo. Ông đã để lại một hệ thống hành chính mạnh mà tất cả các vua nhà Pagan tiếp sau đều áp dụng cho đến tận khi vương triều này bị diệt vong vào năm 1287. Quyền bá chủ bền vững của vương triều Pagan ở lưu vực sông Ayeyarwady đã tạo lập cơ sở cho văn hóa và ngôn ngữ Miến phát triển, cho dân tộc Miến mở rộng phạm vi cư trú ở Thượng Miến.

Di sản của Anawrahta đã vượt ra ngoài cả biên giới Myanmar hiện đại. Việc ông hậu thuẫn Phật giáo Thượng tọa bộ và việc ông ngăn chặn thành công sự mở rộng về phía tây của đế quốc Khmer, một nhà nước theo đạo Hindu, đã giúp cho tông Phật giáo này có được chỗ dựa an toàn. Ông đã giúp Phật giáo Thượng tọa bộ phục hưng ở Ceylon, quê hương của nó. Sự thành công của triều Pagan đã giúp cho Phật giáo Thượng tọa bộ sau này phát triển ở Lan Na (miền Bắc Thái Lan ngày nay), AyutthayaSukhothai (miền Trung Thái Lan ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), và Đế quốc Khmer ở thế kỷ 1314.

Trước khi lên ngôi[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù Anawrahta được các học giả lịch sử hiện đại coi là vị vua lịch sử đầu tiên của Myanmar theo nghĩa là các sự kiện trong thời ông trị vì có thể được xác định qua các bia ký, song giai đoạn cuộc đời trước khi ông lên ngôi, giống như lịch sử nhà Pagan trước ông (ngoại trừ Vua Nyaung-u Sawrahan), đều đượm màu huyền thoại.[1]

Anawrahta sinh năm 1014 (hay năm 376 theo lịch cổ truyền của người Miến) và khi còn nhỏ tên là Min Saw (မင်းစော, IPA: [mɪ́ɴ sɔ́]). Theo biên niên sử bằng tiếng Miến, cha ông là Vua Kunhsaw Kyaunghpyu và mẹ là Myauk Pyinthe (nghĩa là Hoàng hậu Bắc Cung). Cha ông chiếm ngôi của vua Pagan của Nyaung-u Sawrahan, rồi cưới ba người hoàng hậu của vị vua cũ, hai trong số đó đang mang thai sau này sinh ra KyisoSokkate.[2] Kunhsaw nuôi dạy Sokkate và Kyiso như con của chính mình.[3]

Lớn lên, Sokkate và Kyiso đã ép Kunhsaw phải từ bỏ ngai vàng đi làm hòa thượng. Kunhsaw sống trong một tự viện cùng với vợ và con trai riêng - Anawrahta. Kyiso làm vua, rồi đến lượt Sokkate.

Anawrahta lớn lên, kết hôn và sinh được một người con trai tên là Sawlu vào năm 1039.

Lên ngôi[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1044, Anawrahta dấy binh ở gần Núi Popa, và thách Sokkate đấu tay đôi với minh. (Theo truyền thuyết, lý do ông dấy binh là vì Sokkate định ép cưới mẹ của Anawrahta, tức Myauk Pyinthe.) Trong trận đấu tay đôi đó, ông đã chém chết Sokkate ở Myinkaba gần Pagan, và giành ngôi vua. Anwarahta trả ngôi vua cho cha mình. Nhưng vị vua già, đã tu hành suốt một thời gian dài, không còn muốn ngôi báu nữa. Tháng 12 năm 1044[4], Min Saw lên ngôi, hiệu là Anawrahta, một kiểu Miến hóa cái tên Phạn ngữ Aniruddha (अनिरुद्ध). Đế hiệu đầy đủ của ông là Maha Yaza Thiri Aniruddha Dewa (မဟာ ရာဇာ သီရိ အနုရုဒ္ဓ ဒေဝ; tiếng Phạn: Mahā Rājā Śrī Aniruddha Devá). Lịch sử Myanmar bắt đầu xác thực hơn kể từ đây.[5][6]

Thống nhất miền trung Myanmar[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới lên ngôi, đất nước của Anawrahta chỉ là một tiểu quốc với chiều bắc-nam vào khoảng 200 dặm và chiều đông-tây khoảng 80 dặm, bao gồm các huyện Mandalay, Meiktila, Myingyan, Kyaukse, Yamethin, Magwe, SagaingKatha ngày nay ở phía đông sông Aerrawaddy, và Minbu cùng Pakkoku ven sông. Phía bắc đất nước là vương quốc Nam Chiếu, và phía đông là vùng đồi núi Shan vẫn còn thưa người cư trú, phía nam và tây là lãnh địa của người Pyu, và xa hơn nữa về phía nam là người Môn.[7]

Cải cách kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Việc đầu tiên Anawrahta triển khai khi lên làm vua là tổ chức lại đất nước. Ông phân cấp các thị trấn và làng xã theo số thuế thu được ở đó. Ông đã rất nỗ lực biến vùng đất khô cằn ở miền trung Myanmar thành vựa lúa. Ông đã xây dựng hệ thống thủy lợi ở Thượng Miến mà đến nay người ta vẫn còn sử dụng. Ông đã sửa lại hồ Meiktila, và xây được bốn con đặp và kênh dẫn nước (Kinda, Nga Laingzin, Pyaungbya, Kume) trên sông Panlaung, và ba con đập (Nwadet, Kunhse, Nga Pyaung) trên sông Zawgyi. (Ông còn cố gắng kiểm soát sông Myitnge nhưng không thành công, suốt 3 năm nỗ lực chỉnh trị không nổi với nhiều tổn thất nhân mạng do dịch bệnh.) Ông động viên người di cư đến lập làng ở các vùng đất mới khai hoang, và cử người của triều đình đến đó lãnh đạo, làm thủy lợi. Những vùng này, gọi là Ledwin (nghĩa là "xứ lúa") trở thành vựa lúa và là động lực kinh tế của đất nước. Lịch sử cho thấy ai kiểm soát được Kyaukse sẽ thành làm chủ Thượng Miến.[7]

Xây dựng quân đội[sửa | sửa mã nguồn]

Anawrahta đã tổ chức lại quân đội nhà Pagan. Những chỉ huy tâm phúc của ông, được gọi là "bốn hiệp sĩ" trong lịch sử Myanmar gồm:

Phục vụ trong quân đội của ông còn có Byatta (ဗျတ္တ), một người Hồi giáo (có lẽ là một người Ả Rập) bị đắm thuyền ở Thaton, và các con của Byatta là Shwe Hpyin GyiShwe Hpyin Nge, (những người mà tín ngưỡng dân gian Myanmar sau này gọi là anh em Shwe Hpyin ရွှေဖျဥ်းညီနောင်).

Thành lập đế quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Pagan Empire, estimated by GE Harvey

Vào khoảng giữa thập niên 1050, những cải cách của Anawrahta đã đưa Myanmar trở thành một cường quốc khu vực, và ông có tham vọng bành trướng ra bên ngoài. Trong khoảng 10 năm tiếp theo, ông đã lập nên đế quốc Myanmar đầu tiên, với thung lũng sông Ayeyarwady làm trung tâm, và bao quanh là các nước phải triều cống.[8]

Phạm vi của đế quốc mà Anawrahta đã lập nên rộng đến đâu, hiện còn chưa có sự nhất trí toàn thể. Các ghi chép của người Miến và người Thái cho thấy đế quốc này bao trùm Myanmar hiện đại và miền bắc Thái Lan. Ghi chép của người Thái thậm chí còn cho thấy rằng Anawrahta đã chinh phạt toàn bộ thung lũng sông Menam, và đến cả các vua Khmer cũng phải triều cống ông. Thậm chí có ý kiến cho rằng ông đã cướp phá kinh đô Angkor. Và học giả người Miến Htin Aung thì lại còn cho rằng Anawrahta đã chinh phạt tới tận Java và khiến các nhà nước ở đó phải triều cống.[8] Tuy nhiên, các sử gia hiện đại, như Harvey, Hall, v.v..., cho rằng đế quốc của Anawrahta nhỏ hơn nhiều so với những nhận định nói trên, chỉ bao gồm thung lũng sông Ayeyarwady và vùng ngoại vi lân cận. Những tấm bia gốm đánh dấu chiến công của ông (trong đó có ghi tên ông bằng chữ Phạn) được tìm tháy ở bờ biển Tenasserim ở phía nam, Katha (Sagang) ở phía bắc, Thazi (Meiktila, Mandalay) ở phía đông và Minbu (Magwe) ở phía tây.[9]

Chinh phạt cao nguyên Shan[sửa | sửa mã nguồn]

Những nỗ lực bành trướng đầu tiên của ông là ở cao nguyên Shan phía đông và bắc nơi vẫn còn thưa thớt dân cư. Thời kỳ đầu đến giữa thập niên 1050, Anawrahta tiến vào vùng cao nguyên Shan phía gần nhất, đó là ở phía đông, và khiến được các xứ ở đó phải triều cống mình. Ông cho xây chùa Bawrithat ở Nyaungshwe. Cuối những năm 1050 đầu những năm 1060, khi chinh phạt Nam Chiếu trở về, ông đã được các thủ lĩnh các bộ tộc Shan dọc đường đi đến triều cống. Tuy nhiên, sự thần phục này chỉ là về mặt hình thức và ông đã phải cho xây 43 đồn lũy ở rìa phía đông vùng cao nguyên này vào năm 1061, trong số đó có 33 điểm đến nay vẫn tồn tại như các làng bản.[10][11]

BhamoKathaKyaukseMeiktilaMogokMandalayTaungooYamethin
  • Kaungton
  • Kaungsin
  • Shwegu
  • Yinkhe
  • Moda
  • Katha
  • Htigyaing
  • Mekkaya
  • Ta On
  • Myinsaing
  • Myittha
  • Hlaingdet
  • Thagaya
  • Nyaungyan
  • Myadaung
  • Tagaung
  • Hinthamaw
  • Kyanhnyat
  • Sampanago
  • Singu
  • Konthaya
  • Magwe Taya
  • Yenantha
  • Sonmyo
  • Madaya
  • Thakegyin
  • Wayindok
  • Taungbyon
  • Myodin
  • Myohla
  • Kelin
  • Swa
  • Shwemyo

Chinh phạt Hạ Miến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chinh phục cao nguyên Shan, Anawrahta quay sang các xứ của người Môn ở phía nam. Đầu tiên, ông được thủ lĩnh Pegu triều cống. Nhưng vương quốc Thaton không chịu khuất phục. Anawrahta liền phái bốn thuộc hạ tâm phúc của mình dẫn quân chinh phạt vương quốc này vào đầu năm 1057. Sau 3 tháng vây hãm kinh đô Thaton, đến tháng 5 năm 1057, quân của Anawrahta đã chiếm được thành phố.[12] Theo dã sử của người Miến và người Môn, lý dp chính khiến Anawrahta quyết định chiến tranh là vì Vua Manuha của Thaton từ chối cho người Miến kinh Phật. (Anawrahta đã cải đạo từ Phật giáo A Lợi Tăng tông sang Thượng tọa bộ nhờ Shin Arahan, một nhà sư người Thaton.) Còn trong thực tế, mục tiêu viễn chinh Thaton là để ngăn chặn đế quốc Khmer tiến vào lưu vực sông Chao Phraya và tiến tới bờ biển Tenasserim.[13][14]

Cuộc chinh phạt Thaton được xem là một bước ngoặt trong lịch sử Myanmar. Anawrahta đã đem về Pagan từ Thaton hơn 3 vạn người, trong số đó có nhiều nhợ thủ công và nghệ sĩ. Những tù nhân này tạo thành một cộng đồng giúp người Miến xây dựng hàng nghìn tự viện ở Pagan; những phế tích của các tự viện đó còn đến nay cho thấy chúng không kém gì Angkor Wat.[15]

Những nghiên cứu gần đây hơn của sử gia Michael Aung-Thwin[16] cho rằng sự đóng góp của Thaton vào chuyển biến văn hóa ở Thượng Miến chỉ là một truyền thuyết của thời kỳ hậu Pagan mà không có bằng chứng đương đại nào, cho rằng Hạ Miến trước khi bị Pagan chinh phạt không có một thể chế độc lập lớn nào, và cho rằng ảnh hưởng của văn hóa Môn đối với Thượng Miện bị cường điệu. Có lẽ vào thời kỳ đó, việc bồi lấp tạo nên châu thổ chưa hoàn thiện và biển vẫn còn ăn sâu vào trong đất liền, vì vậy dân số thời đó ở Hạ Miến khó có thể đủ đông để tạo ra một nền văn hóa lớn.[13]

Dù thế nào, trong thế kỷ 11, người Miến đã chinh phục được Hạ Miến và điều này đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, nếu không phải với người Môn bản xứ, thì cũng là với Ấn ĐộCeylon (Sri Lanka).[13][14]

Chinh phạt Arakan[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếp theo, Anawrahta viễn chinh tới bắc Arakan (Rakhine). Từ Ngape gần Minbu, quân đội của ông đi đường đèo vượt qua dãy núi Arakan tới An ở Kyaukphyu, rồi vây hãm Pyinsa, trung tâm của Arakan khi đó. Theo ghi chép cổ, ông đã cố mang pho tượng khổng lồ Mahamuni Buddha về nhưng không thành công. Ông đã cho chiếm vàng bạc của nguôi chùa mang về.[7] Cũng giống như trường hợp các xứ Shan, bá quyền của Anawrahta ở bắc Arakan (bị dãy núi Arakan ngăn cách) chỉ là hình thức. Theo một số sử gia phương Tây (Harvey, Lieberman), "cuộc viễn chính" có lẽ là để ngăn chặn người Arakan tấn công vào Myanmar thì đúng hơn.[7][13] Trong khi triều đình Pagan không bao giờ lập được một hệ thống hành chính để cai trị hiệu quả Arakan, nhưng họ vẫn buộc được Arakan phải chịu làm chư hầu cho Myanmar, kể cả các triều đại sau này của người Miến, thậm chí đôi khi họ còn đưa được người họ lựa chọn lên ngôi vua Arakan. Ngoài ra, ngôn ngữ Miếnchữ viết Miến đã được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở Arakan trong các thế kỷ tiếp theo.[17]

Khuất phục Pateikkaya[sửa | sửa mã nguồn]

Anawrahta còn được một vương quốc theo đạo Phật là Pateikkaya (ပဋိက္ခယား, IPA: [bədeiʔ kʰəjá]) triều cống. Vị trí của nhà nước nhỏ bé này đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Sử sách Myanmar chép rằng nướ này ở tây bắc Arakan và vua là người Ấn Độ.[18] Nhưng sử gia người Anh GE Harvey cho rằng chắc xứ đó ở phía đông cao nguyên Chin.[19]

Chính sách đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc chinh phục của Thaton của Pagan khiến thế giới người Môn kinh sợ, Anawrahta cũng yêu cầu triều cống từ các vương quốc Môn láng giềng khác là HaripunjayaDvaravati (tại miền bắc và miền trung Thái Lan hiện nay). Haripunjaya theo như tường thuật thì đã cống nạp song nước tông chủ của Dvaravati là Đế quốc Khmer lại xâm chiếm Tenasserim. Anawrahta phái quân đội vẫn do bốn hiệp sĩ chỉ huy đi đẩy lui những người xâm chiếm. Biên niên sử Myanmar nhắc đến Campuchia như giới hạn phía đông nam của Đế quốc Pagan.[20]

Sau khi chặn được bước tiến của quân Khmer, Anawrahta chuyển chú ý sang Đại Lý, ông thân chinh chống lại vương quốc ở phía đông bắc này. (Theo một nguồn vào giữa thế kỷ 17, ông bắt đầu hành quân vào ngày 16 tháng 12 năm 1757.) Ông tiến đến kinh thành Đại Lý, bề ngoài là nhằm tìm kiếm một thánh tích răng Phật. Như trong trường hợp yêu cầu thánh kinh từ Thaton, đó thực ra là một yêu cầu triều cống. Quân chủ Đại Lý đóng cổng thành, và không từ bỏ thánh tích. Sau một thời kỳ tạm ngưng kéo dài, hai quốc vương trao đổi tặng phẩm và trò chuyện thân thiện. Quân chủ Đại Lý trao cho Anawrahta một tượng ngọc từng tiếp xúc với răng Phật.[18]

Năm 1069, Vijayabahu I của Ceylon thỉnh cầu Anawrahta viện trợ chống người Chola xâm chiếm. Anawrahta phái các tàu tiếp tế đi viện trợ Ceylon.[18][21] Năm 1071, Vijayabahu lúc này đã đánh bại người Chola yêu cầu Anawrahta trao cho thánh kinh và hòa thượng do sau khi người Chola rời đi thì quê hương của Phật giáo Thượng tọa bộ còn lại rất ít hòa thượng nên gặp khó khăn. Anawrahta gửi các hòa thượng và thánh kinh, cùng một voi trắng làm tặng phẩm cho Vijayabahu. Các hòa thượng người Miến mệnh định hoặc tái mệnh định toàn bộ giới tăng lữ tại đảo quốc. Đổi lại, quốc vương Ceylon trao một bản sao răng Phật mà quốc gia này sở hữu, bản sao sau đó được cất giữ trong chùa Lawkananda tại Pagan.[18][22]

Quản trị[sửa | sửa mã nguồn]

Thành tựu lớn nhất của Anawrahta là thống nhất các dân tộc khác nhau trong một quốc gia đơn nhất. Ông biết cân nhắc rằng nhân dân của ông, người Miến, không tự phô trương trước các dân tộc khác. Ông tiếp tục thể hiện quan tâm đến người Pyu, là những người mới mất địa vị cao quý. Ông giữ lại tên Pyu cho vương quốc của mình mặt dù nó nằm dưới quyền lãnh đạo của người Miến. Ông cho thấy sự quan tâm với người Mon, và khuyến khích nhân dân học tập từ người Môn.[18]

Anawrahta thay thế những quốc vương tại Hạ Miến (Pegu và Thaton) bằng những thống đốc. Tại Pegu, ông cho phép Quốc vương Pegu duy trì thân phận là một chư hầu vương do cảm kích trước trợ giúp của người này trong khi ông chinh phục Thaton. Tuy nhiên, sau khi chư hầu vương từ trần, ông bổ nhiệm một thống đốc. Do khoảng cách địa lý, các khu vực triều cống khác như Arakan và vùng đồi Shan được phép duy trì quyền lãnh đaọ thế tập.[18]

Chùa Shwezigon tại Nyaung-U

Năm 1056, một hòa thượng Phật giáo Nam truyền người Mon tên là Shin Arahan tiến hành chuyến thăm định mệnh đến Pagan, và cải biến Quốc vương Anawrahta từ tín đồ Phật giáo Ari thành một tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ. Quốc vương bất mãn trước quyền lực lớn của những hòa thượng Ari với nhân dân, và nhìn nhận các hòa thượng này là suy đồi (những người ăn thịt bữa tối, uống rượu, chủ trì tế sinh động vật và được hưởng một hình thức quyền đêm đầu,[23]. Ông tìm được một sự thay thế trong Thượng tọa bộ để phá vỡ quyền lực của giới tăng lữ.[24]

Từ năm 1056 trở đi, Anawrahta thi hành một loạt cải cách tôn giáo trên toàn vương quốc. Những cải cách của ông có được nghị lực sau khi ông chinh phục Thaton, do thu được những thánh kinh và tăng lữ từ vương quốc chiến bại. Trước tiên, ông phá bỏ quyền lực của những hòa thượng Ari bằng việc tuyên bố rằng triều đình của ông không còn quan tâm nếu nhân dân ngừng giao con của họ cho tu sĩ, những người trong địa vị nô lệ của các tu sĩ nay được tự do. Một số hòa thượng chỉ đơn giản là cởi y phục hoặc theo con đường khác, song đa số hòa thượng từng nắm giữ quyền lực quá lâu nên không dễ dàng để bị hạ bệ. Anawrahta đày họ theo nhóm; nhiều người trong số đó thoát đến đồi Popa và vùng đồi Shan.[25] Ông sử dụng những thần linh Nat truyền thống nhằm thu hút nhân dân đến với tôn giáo mới. Trả lời câu hỏi tại sao ông cho phép đặt các nat trong chùa tháp, Anawrahta nói rằng "Người ta sẽ không đến vì đức tin mới. Để họ đến với thần cũ của họ, và dần dần họ sẽ lĩnh hội."[26]

Được Shin Arahan thuyết phục, Anawrahta nỗ lực nhằm cải cách chính Phật giáo Thượng tọa bộ mà ông tiếp nhận từ Thaton, mà theo hầu hết tường thuật là trong tình trạng suy tàn, và ngày càng chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. (Các biên niên sử Mon ám chỉ rằng Manuha đáng trách do tiến hành thỏa hiệp với Ấn Độ giáo. Shin Arahan rời Thaton do ông bất mãn trước sự suy tàn của Phật giáo tại đây.) Ông lập Pagan làm một trung tâm của Phật giáo Thượng tọa bộ với những học giả được mời đến từ lãnh thổ của người Mon, Ceylon, cũng như từ Ấn Độ- nơi Phật giáo hấp hối trước những người chinh phục Hồi giáo. Giới học giả giúp hồi sinh thêm hình thức chính thống của Phật giáo Thượng tọa bộ.[27]

Những cải cách của không không thể và không đạt được mọi kết quả trong thời gian ngắn. Sự truyền bá Phật giáo Thượng tọa bộ tại Thượng Miến là dần dần; nó được tiêé hành qua ba thế kỷ. Hệ thống tăng đoàn không thể thâm nhập phổ biến ở cấp làng tại các khu vực hẻo lánh cho đến tận thế kỷ 19. Mặc dù Phật giáo Aris diệt vong, song những tàn dư của nó được gọi là những tu sĩ ẩn trong rừng vẫn là một lực lượng hùng mạnh được bảo trợ cho đến thời Ava trong thế kỷ 16. Tương tự, thờ nat vẫn tiếp tục cho đến nay. Thậm chí các tín đồ Thượng tọa bộ là Anawrahta, Kyansittha và Manuha vẫn chịu ảnh hưởng mạnh từ Ấn Độ giáo. Phật giáo Myanmar hiện nay vẫn chứa nhiều yếu tố vật linh, Đại thừa, và Ấn Độ giáo.[23]

Giới học giả cho đến gần đây vẫn tin rằng Anawrahta ủy thác phát minh chữ Miến dựa trên chữ Mon, khoảng năm 1058, một năm sau chinh phục Thaton.[28] Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chữ Miến được sử dụng ít nhất là từ năm 1035, và nếu một câu khắc đúc lại trong thế kỷ 18 được sử dụng làm chứng cứ, thì là từ năm 984.[29]

Sử gia Htin Aung viết rằng:

Anawrahta là người tàn nhẫn và nghiêm khắc với không chỉ dân tộc cụ thể nào mà là với toàn thể dân chúng, do ông cảm thấy những phương pháp khắc nghiệt là cần thiết để kiến thiết quốc gia mới. Ông chưa từng chấp thuận sùng bái thánh vương, và ông thậm chí còn khó chịu với những thần thánh mà dân chúng thờ phụng.. Dân chúng ngưỡng mộ và lo sợ ông, song không thích ông..[30]

Từ trần[sửa | sửa mã nguồn]

Anawrahta từ trần trong tháng 3 năm 1078 tại ngoại ô Pagan. Biên niên sử ám chỉ rằng những đối thủ của ông đã phục kích và ám sát ông và sau đó xử lý thi thể để khiến nó không thể tìm thấy được. Biên niên sử ghi rằng một nat xuất hiện trong hình dạng trâu rừng và húc ông đến chết, sau đó ma quỷ đem thi thể của ông đi.[30]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Anawrahta được nhìn nhận là một trong những quốc vương vĩ đại nhất trong lịch sử Myanmar, ông là người thành lập "chính thể hiến chương" đầu tiên trên lãnh thổ nay là Myanmar. Ông không những khoách trương Vương quốc Pagan mà còn thi hành một loạt những cải cách về chính trị và hành chính cho phép quốc gia thống trị thung lũng Irrawaddy và khu vực ngoại vi trong 250 năm.

Thành công và sự thống trị lâu dài của Pagan đối với thung lũng Irrawaddy đặt nền tảng cho sự phát triển của ngôn ngữ và văn hóa Miến, lan tỏa của dân tộc Miến tại Thượng Miến. Việc ông bảo trợ cho Phật giáo Thượng tọa bộ và thành công trong việc ngăn chặn bước tiến của Đế quốc Khmer Ấn Độ giáo khiến cho giáo phái này có một nơi trú ẩn an toàn trong lúc nó đang khó khăn tại những nơi khác ở Nam Á và Đông Nam Á. Ông giúp tái khởi Phật giáo Thượng tọa bộ tại Ceylon- quê hương của giáo phái này.[31] Sự thành công của triều đại Pagan khiến cho Thượng tọa bộ sau này phát triển tại Lan Na, Siam, Lan Xang, và Campuchia, cũng một phần lớn là do tương tác giữa Ceylon và những khu vực này, có thể là trong thế và 14.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Maung Htin Aung (1967). A History of Burma. New York and London: Cambridge University Press. (tiếng Anh)
  • GE Harvey (1925). History of Burma. London: Frank Cass & Co. Ltd. (tiếng Anh)
  • Victor B Lieberman (2003). Strange Parallels: Southeast Asia in Global Context, c. 800–1830, volume 1, Integration on the Mainland. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-80496-7. (tiếng Anh)
  • Nicholas Tarling (1999). The Cambridge History of Southeast Asia: Early Times to c. 1500. ISBN 0521663695, 9780521663694. (tiếng Anh)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kyaw Thet (1962). History of Burma (bằng tiếng Miến Điện). Yangon: University of Rangoon Press. tr. 40.
  2. ^ George W. Bird (1897). Wanderings in Burma (bằng tiếng Anh). F.J. Bright & Son. tr. 336.
  3. ^ Pe Maung Tin and G.H. Luce (1923). The Glass Palace Chronicle of the Kings of Burma (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1960). Rangoon University Press. tr. 70.
  4. ^ “King Anawrahta”. Hmannan Yazawin (bằng tiếng Miến Điện). 1 (ấn bản 2003). Yangon: Ministry of Information, Myanmar. 1829. tr. 230.
  5. ^ GE Harvey, tr. 19.
  6. ^ Htin Aung, tr. 31.
  7. ^ a b c d Harvey, tr. 24–25.
  8. ^ a b Htin Aung, tr. 34.
  9. ^ Kyaw Thet, tr. 41–42.
  10. ^ Harvey, tr. 26–31
  11. ^ Hmannan, tr. 269–270
  12. ^ Kyaw Thet, p. 45
  13. ^ a b c d Victor B Lieberman (2003). Strange Parallels: Southeast Asia in Global Context, c. 800–1830, volume 1, Integration on the Mainland. Cambridge University Press. tr. 91. ISBN 978-0-521-80496-7.
  14. ^ a b Nicholas Tarling (1999). The Cambridge History of Southeast Asia: Early Times to c. 1500. tr. 165. ISBN 9780521663694.
  15. ^ Ashley South (2003). Mon nationalism and civil war in Burma: the golden sheldrake. Routledge. tr. 419. ISBN 9780700716098.
  16. ^ Michael Aung-Thwin (2005). The Mists of Rāmañña: the Legend that was Lower Burma. University of Hawaii Press. tr. 433. ISBN 9780824828868.
  17. ^ Thant Myint-U (2006). The River of Lost Footsteps—Histories of Burma. Farrar, Straus and Giroux. tr. 72–73. ISBN 978-0-374-16342-6, 0-374-16342-1 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
  18. ^ a b c d e f Htin Aung, p. 35
  19. ^ Harvey, p. 326
  20. ^ Htin Aung 1967: 33
  21. ^ Kyaw Thet 1962: 46–47
  22. ^ Harvey 1925: 32
  23. ^ a b Lieberman 2003: 115–116
  24. ^ Htin Aung 1967: 32
  25. ^ Harvey 1925: 26–31
  26. ^ Harvey 1925: 33
  27. ^ Htin Aung 1967: 36–37
  28. ^ Harvey 1925: 307
  29. ^ Aung-Thwin (2005): 167–178, 197–200
  30. ^ a b Htin Aung 1967: 37–38
  31. ^ Ricklefs et al 2010: 43–45
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Anawrahta