Wiki - KEONHACAI COPA

Ananke (vệ tinh)

Ananke
Ananke chụp bởi Đài quan sát Haute-Provencevào tháng 8 năm 1998
Khám phá [1]
Khám phá bởiSeth B. Nicholson
Nơi khám pháĐài thiên văn Núi Wilson
Ngày phát hiện28 tháng 9 năm 1951
Tên định danh
Tên định danh
Jupiter XII
Phiên âm/əˈnæŋk/[2]
Đặt tên theo
Ἀνάγκη Anagkē
Tính từAnankean /ænəŋˈkən/[3]
Đặc trưng quỹ đạo[4]
Kỷ nguyên 17 tháng 12 năm 2020
(JD 2 459 200.5)
Cung quan sát69,05 năm (24,338 ngày)
0,1406602 AU (21.042.470 km)
Độ lệch tâm0,174 724 8
–623,59 ngày
339,610 45°
0° 34m 38.281s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo148,674 82°
(so với mặt phẳng hoàng đạo)
86,443 68°
135,630 33°
Vệ tinh củaSao Mộc
NhómNhóm Ananke
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
29,1±0,6 km[5]
8,3±0,1 h[6]
Suất phản chiếu0,038±0,006[5]
18,9[7]
11,7[4]

Ananke /əˈnæŋk/ (tiếng Hy Lạp: Ανάγκη) là một vệ tinh tự nhiên dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc. Nó được khám phá bởi Seth Barnes Nicholson tại Đài thiên văn Núi Wilson vào năm 1951[1] và được đặt tên theo Ananke trong thần thoại, hiện thân của Necessity, và là mẹ của Moirai (Fates) bởi thần Zeus. Dạng tính từ của cái tên này là Anankean.

Ananke nhận được cái tên hiện tại[8] vào năm 1975;[9] trước đó, nó đơn giản được gọi là Jupiter XII. Nó đôi khi được gọi là "Adrastea"[10] từ năm 1955 đến năm 1975 (Adrastea giờ là tên của một vệ tinh khác của sao Mộc).

Ananke được lấy để đặt tên cho nhóm Ananke, gồm các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành quay xung quanh sao Mộc từ 19,3 đến 22,7 Gm, ở một độ nghiêng vào khoảng 150°.[11]

Quỹ đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành của Sao Mộc.

Ananke quay quanh sao Mộc ở một quỹ đạo nghịch hành có độ lệch tâm lớn và độ nghiêng lớn. Tám vệ tinh dị hình quay quanh sao Mộc đã được phát hiện kể từ năm 2000 cũng có những quỹ đạo tương tự. Các chỉ số quỹ đạo là kể từ tháng 1 năm 2000. Chúng vẫn liên tục thay đổi do các sự nhiễu loạn mặt trời và các hành tinh. Biểu đồ mô tả quỹ đạo của Ananke trong mối liên hệ với các vệ tinh dị hình chuyển động nghịch hành khác của sao Mộc. Độ lệch tâm của những quỹ đạo đã được chọn thì được biểu thị bởi các đoạn màu vàng (kéo dài từ cận điểm quỹ đạo tới viễn điểm quỹ đạo). Vệ tinh thông thường ngoài cùng Callisto cũng được đặt vào trong biểu đồ để có sự tham chiếu.

Với những số liệu về quỹ đạo và đặc điểm vật lý đã biết cho tới giờ, Ananke được coi là tàn tích lớn nhất[12] của một vụ va chạm ban đầu đã tạo nên nhóm Ananke.[13][14]

Đặc điểm vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh phơi sáng một lần của Ananke do tàu vũ trụ WISE chụp vào năm 2010

Ở trong phổ điện từ nhìn thấy được, Ananke xuất hiện trung tính với màu đỏ nhạt (chỉ mục màu B-V= 0,90 V-R=0,38).

Phổ điện từ hồng ngoại cũng giống như các tiểu hành tinh kiểu P nhưng với một dấu hiệu có khả năng của nước.[15]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Nicholson, S. B. (1951). “An unidentified object near Jupiter, probably a new satellite”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 63 (375): 297–299. Bibcode:1951PASP...63..297N. doi:10.1086/126402.
  2. ^ “Ananke”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
  3. ^ Yenne (1987) The Atlas of the Solar System.
  4. ^ a b “M.P.C. 127087” (PDF). Minor Planet Circular. Minor Planet Center. 17 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ a b Grav, T.; Bauer, J. M.; Mainzer, A. K.; Masiero, J. R.; Nugent, C. R.; Cutri, R. M.; và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2015). “NEOWISE: Observations of the Irregular Satellites of Jupiter and Saturn”. The Astrophysical Journal. 809 (1): 9. arXiv:1505.07820. Bibcode:2015ApJ...809....3G. doi:10.1088/0004-637X/809/1/3. S2CID 5834661. 3.
  6. ^ Luu, Jane (tháng 9 năm 1991). “CCD photometry and spectroscopy of the outer Jovian satellites”. Astronomical Journal. 102: 1213–1225. Bibcode:1991AJ....102.1213L. doi:10.1086/115949. ISSN 0004-6256.
  7. ^ Sheppard, Scott. “Scott S. Sheppard - Jupiter Moons”. Department of Terrestrial Magnetism. Carnegie Institution for Science. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ Nicholson, S.B. (tháng 4 năm 1939). “S. B. Nicholson declines to name the satellites of Jupiter he has discovered”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 51 (300): 85–94. Bibcode:1939PASP...51...85N. doi:10.1086/125010.
  9. ^ Marsden, B. G. (ngày 7 tháng 10 năm 1974). “Satellites of Jupiter”. IAUC Circular. 2846.
  10. ^ Payne-Gaposchkin, Cecilia; Katherine Haramundanis (1970). Introduction to Astronomy. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall. ISBN 0-13-478107-4.
  11. ^ Sheppard, S. S., Jewitt, D. C., Porco, C.; Jupiter's Outer Satellites and Trojans Lưu trữ 2007-06-14 tại Wayback Machine, in Jupiter: The Planet, Satellites and Magnetosphere, edited by Fran Bagenal, Timothy E. Dowling, William B. McKinnon, Cambridge Planetary Science, Vol. 1, Cambridge, UK: Cambridge University Press, ISBN 0-521-81808-7, 2004, pp. 263-280
  12. ^ Sheppard, S.S.; Jewitt, D.C. (2003). “An abundant population of small irregular satellites around Jupiter” (PDF). Nature. 423 (6937): 261–263. Bibcode:2003Natur.423..261S. doi:10.1038/nature01584. PMID 12748634. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2006.
  13. ^ Nesvorný, D.; Beaugé, C.; Dones, L. (2004). “Collisional Origin of Families of Irregular Satellites”. The Astronomical Journal. 127 (3): 1768–1783. Bibcode:2004AJ....127.1768N. doi:10.1086/382099.
  14. ^ Grav, Tommy; Holman, M. J.; Gladman, B. J.; Aksnes, K. (2003). “Photometric survey of the irregular satellites”. Icarus. 166 (1): 33–45. arXiv:astro-ph/0301016. Bibcode:2003Icar..166...33G. doi:10.1016/j.icarus.2003.07.005.
  15. ^ Grav, Tommy; Holman, Matthew J. (2004). “Near-Infrared Photometry of the Irregular Satellites of Jupiter and Saturn”. The Astrophysical Journal. 605 (2): L141–L144. arXiv:astro-ph/0312571. Bibcode:2004ApJ...605L.141G. doi:10.1086/420881.

Nguồn

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ananke_(v%E1%BB%87_tinh)