Wiki - KEONHACAI COPA

12A và 4H

12A và 4H
Áp phích phim
Thể loạiTâm lý xã hội
Học đường
Tình cảm
Định dạngPhim truyền hình
Dựa trênVĩnh biệt mùa hè (phim 1992)
tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Đông Thức
Kịch bảnNguyễn Mỹ Linh
Nguyễn Thu Dung
Bùi Thạc Chuyên
Đạo diễnBùi Thạc Chuyên
Trần Quốc Trọng
Nhạc phimĐỗ Hồng Quân
Serafim Tulikov
Nhạc dạoMùa hè đã qua
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập4
Sản xuất
Thời lượng75 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Phát sóng8 tháng 10 năm 1995 – 29 tháng 10 năm 1995

12A và 4H là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Bùi Thạc ChuyênTrần Quốc Trọng làm đạo diễn.[1] Phim là phiên bản truyền hình từ bộ phim điện ảnh Vĩnh biệt mùa hè ra mắt vào năm 1992.[2] Phim phát sóng lần đầu trong Văn nghệ chủ nhật vào ngày 8 tháng 10 năm 1995 và kết thúc vào ngày 29 tháng 10 năm 1995 trên kênh VTV3.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

12A và 4H xoay quanh câu chuyện về nhóm bạn gái 4H Hạ, Hân, Hoa và Hằng. Tuy có gia cảnh khác nhau nhưng bốn cô chơi rất thân và đều là học sinh giỏi của lớp 12A. Lớp của nhóm 4H có giáo viên dạy Văn kiêm chủ nhiệm mới, đó là thầy Minh, một thầy giáo trẻ kiêm nhà thơ tài hoa. Ở lớp 12A, thầy Minh phải đối mặt với những rắc rối của lứa tuổi học trò mới lớn, lớp thầy chủ nhiệm có rất nhiều cá tính khác nhau, có những em hiền lành ngoan ngoãn như nhóm 4H, nhưng cũng có em mang trong mình tính cách nổi loạn như Ngôn. Năm cuối cùng của đời học sinh cũng chứng kiến những rung động đầu đời của nhóm 4H, Hạ nảy sinh tình cảm với một bạn trai cùng lớp có gia cảnh khó khăn và phải đi đạp xích lô sau giờ học để kiếm sống, Hằng còn gặp rắc rối hơn khi cô dường như đã có tình cảm với thầy Minh chủ nhiệm...

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng một số diễn viên khác...

Ca khúc trong phim[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát trong phim là ca khúc "Mùa hè đã qua" do Đỗ Hồng Quân phổ nhạc (từ ca khúc Điều chẳng bao giờ lặp lại (Не повторяется такое никогда)) và Minh Thu thể hiện.[6]

Đón nhận[sửa | sửa mã nguồn]

12A và 4H được coi là bộ phim truyền hình thành công với giá trị nghệ thuật và sáng tạo cao.[7][8][9] Câu chuyện gần gũi với lứa tuổi mới lớn của phim cũng đã tạo nên một cơn sốt cho giới học sinh trung học và sinh viên ở Hà Nội vào thời điểm phim trình chiếu.[7][10] Nhiều nhân vật trong phim đã để lại ấn tượng sâu đậm với khán giả trẻ như vai Ngôn của Anh Tuấn, vai thầy giáo dạy Văn của Quốc Tuấn hay vai Hạ của Huệ Anh.[11][12][13] Sau khi phim kết thúc, nhiều nhóm học sinh miền Bắc đã tạo ra trào lưu đặt tên ký hiệu cho những nhóm bạn thân thiết.[14][15]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

NămGiải thưởngHạng mục(Người) đề cửKết quảTham khảo
1995Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt NamPhim truyện truyền hìnhGiải A[16]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Gặp lại Hạ trong "12A và 4H". Báo Hà Giang. 29 tháng 5 năm 2007.
  2. ^ “Dàn diễn viên '12A và 4H' giờ ra sao?”. Zing News. 20 tháng 11 năm 2013.
  3. ^ “Gặp lại Hạ trong "12A và 4H" sau 12 năm”. Lao động. 29 tháng 5 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ a b “Dàn diễn viên '12A và 4H' giờ ra sao?”. VietNamNet. 21 tháng 11 năm 2013.
  5. ^ “Bắt mạch Xuân Bắc”. VnExpress. 14 tháng 3 năm 2005.
  6. ^ Nguyễn Hằng (1 tháng 11 năm 2006). “Những ca khúc nhạc phim Việt đốn tim khán giả trẻ một thời”. Dân Trí.
  7. ^ a b Việt Hoài (20 tháng 3 năm 2006). “Bùi Thạc Chuyên: từ A đến Z”. Tiền phong.
  8. ^ “Tổ ấm tình yêu”. Ngôi Sao. 27 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2007.
  9. ^ Mạnh Thắng (23 tháng 6 năm 2008). “Đạo diễn 7X - Khẳng định phong cách”. Đại Đoàn Kết. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2014.
  10. ^ “Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên không muốn bị lẫn vào đám đông”. VnExpress. 28 tháng 3 năm 2003.
  11. ^ Trần Kim Anh (5 tháng 9 năm 2007). “Tình yêu không nhất thiết phải bằng lời nói”. Dân trí.
  12. ^ “Quốc Tuấn: Quan tâm đến…thù lao từ ngày lấy vợ”. Người lao động. 24 tháng 3 năm 2006.
  13. ^ H.Anh – T.Huệ - M.Trinh – T.Thủy (30 tháng 1 năm 2009). “Giải oan cho những gương mặt "đáng ghét". VTV.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2009.
  14. ^ Lưu Thủy (23 tháng 7 năm 2009). "Giờ vàng" và phim truyền hình Việt Nam”. Suckhoedoisong.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2009.
  15. ^ “Phim 'teen' Việt Nam: Đất rộng người thưa!”. VietNamNet. 13 tháng 1 năm 2005.
  16. ^ “Bùi Thạc Chuyên: Tìm đường từ những thất vọng”. Thế giới Điện ảnh. 22 tháng 10 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2009.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/12A_v%C3%A0_4H