Wiki - KEONHACAI COPA

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (Việt Nam)

Ủy ban Tư pháp của
Quốc hội


Quốc kỳ Việt Nam


Quốc huy Việt Nam

Khóa thứ XV
(2021 - 2026)
Thành viên
Chủ nhiệmLê Thị Nga
Phó Chủ nhiệm (5)Nguyễn Mạnh Cường
Hoàng Văn Liên
Đỗ Đức Hồng Hà
Mai Thị Phương Hoa
Nguyễn Thị Thủy
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quảnỦy ban Thường vụ Quốc hội
Cấp hành chínhCấp Nhà nước
Văn bản Ủy quyềnHiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quy định-Luật tổ chứcLuật Tổ chức Quốc hội
Bầu bởiQuốc hội
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉTòa nhà Quốc hội, số 2 đường Độc Lập, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Ủy ban Tư pháp của Quốc hộiViệt Nam là cơ quan thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp.

Đồng thời là cơ quan nhận khiếu nại tố cáo của Quốc hội Việt Nam có quyền thẩm tra các vụ án được giao hoặc nhận thư khiếu nại. Sau khi kết luận nếu vi phạm nghiêm trọng gửi Viện Kiểm sát xử lý.

Chức năng và nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

1. Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

2. Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng;

3. Giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp;

4. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

5. Giám sát việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng;

6. Kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp.

Danh sách Ủy viên[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa XV[sửa | sửa mã nguồn]

Khóa XIV[sửa | sửa mã nguồn]

Các thành viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội Việt Nam khóa 14 gồm có 39 người:[2]

Khóa XIII[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Thứ tựHọ tênQuốc hội khóaGhi chù
1Vũ Đức KhiểnKhóa XIỦy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
2Lê Thị Thu BaKhóa XIIỦy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
3Nguyễn Văn HiệnKhóa XIIIỦy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
4Lê Thị NgaKhóa XIVỦy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Khóa XV

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Phê chuẩn các Phó chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội”.
  2. ^ “Danh sách thành viên Ủy ban Tư pháp”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ http://quochoi.vn/cacvilanhdao/Pages/hoat-dong.aspx?ItemID=31574. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2014.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%A6y_ban_T%C6%B0_ph%C3%A1p_c%E1%BB%A7a_Qu%E1%BB%91c_h%E1%BB%99i_(Vi%E1%BB%87t_Nam)