Wiki - KEONHACAI COPA

Śmigus-dyngus

Tạt nước một cô gái Ba Lan vào ngày śmigus-dyngus
DyngusWilamowice, nam Ba Lan, những nam nhân mặc những trang phục thủ công với màu sắc sặc sỡ, đi lang thang trong thị trấn tìm những cô gái để tạt nước

Śmigus-dyngus (phát âm tiếng Ba Lan: [ˈɕmigus ˈdɨnɡus]; hay lany poniedziałek, nghĩa là "Ngày thứ 2 ướt át" trong tiếng Ba Lan; tiếng Séc: Oblévačka; tiếng Slovak: Oblievačka; tiếng Hungary: Vízbevető; tiếng Ukraina: поливаний понеділок) là một ngày lễ của người Công giáo vào Thứ Hai Phục sinh chủ yếu là ở Ba Lan, nhưng cũng có ở Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary và một số vùng phía tây Ukraine. Lễ này cũng xuất hiện ở các cộng đồng người Ba Lan di cư (diaspora), đặc biệt là ở cộng đồng Người Mỹ gốc Ba Lan, họ gọi là Dyngus Day.

Theo truyền thống, những chàng trai hất nước vào các cô gái và đánh vào mông bằng nhành cây thuộc chi Liễu (cây nụ tầm xuân)[1] vào ngày thứ 2 Phục Sinh, và các cô gái cũng làm tương tự với các chàng trai. Nó cũng có kèm theo một số nghi thức khác, chẳng hạn đọc thơ và tổ chức đám rước từ nhà này qua nhà nọ, ở một số vùng các chàng trai còn mặc trang phục giả gấu hoặc các sinh vật khác. Không chắc về nguồn gốc của lễ này, nhưng nó có thể bắt đầu từ những thời Pagan giáo trước năm 1000 CN; nó được ghi chép sớm nhất là vào thế kỷ thứ 15. Lễ này cũng thấy ở khắp Trung Âu, cũng như ở Hoa Kỳ, nơi một số yếu tố ái quốc kiểu Mỹ đã được thêm vào truyền thống Ba Lan.

Nguồn gốc và từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Một chiếc cốc truyền thống được dùng tạt nước

Lễ hội xuất hiện từ thế kỷ thứ 14 nhưng cũng có thể sớm hơn nữa, nguồn gốc có từ trước Kitô giáo liên quan đến những lễ hội trong ngày Xuân phân;[2] nguồn gốc của từ dyngus rất mờ mịt do nó có thể là từ tiếng Đức Dingeier ("những quả trứng còn nợ") và Dingnis ("tiền chuộc").[3] Quan sát lễ hội ở các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ Slav Tây hoặc Lechitic (cộng thêm Hungary, do tổ tiên' của họ từng chinh phục một khu vực có người Slav cổ đại sinh sống) cho thấy một nguồn gốc phổ thông trong thần thoại Pagan giáo, rất có thể có liên quan đến những nữ thần sinh nở của người Slav. Nó có thể có liên hệ với truyền thống tưới nước cho Mẹ Ngô, nữ thần giúp cây trồng phát triển và được thể hiện ở dạng một con búp bê hoặc vòng hoa làm từ ngô. Theo thời gian, do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Kitô giáo ở Ba Lan đã kết hợp ngày lễ dyngus cùng với những tập tục ngoại giáo khác vào những lễ hội Công giáo như Thứ Hai Phục Sinh.[4]

Một số cho rằng việc sử dụng nước như là ám chỉ đến lễ rửa tội của Mieszko I, Công tước của Ba Lan (k. 935–992) năm 966 CN, thống nhất toàn bộ Ba Lan dưới ngọn cờ Cơ đốc giáo.[5] Tuy nhiên, theo cuốn The New Cambridge Medieval History cho rằng nguồn gốc của nó ỏ7 tận phía tây Ba Lan và có ảnh hưởng từ Đức.[6] Ban đầu śmigusdyngus là hai sự kiện riêng biệt, với śmigus liên quan đến hành động tạt nước (oblewanki), và dyngus, mua chuộc người khác bằng pisanki để thoát khỏi śmigus; sau này hai truyền thống này được gộp chung.[7] Có một số nỗ lực nhằm hạn chế nó, vào năm 1410 nó bị Giám mục của Poznań cấm trong một sắc lệnh với tựa là Dingus Prohibitur, huấn dụ dân chúng không được "làm khổ hay làm phiền người khác bằng cái thứ gọi chung là Dingus".[8]

Ba Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Những cành Nụ tầm xuân được cắt và dùng để đánh đòn

Lễ hội được tổ chức truyền thống bởi những chàng trai sẽ tạt nước vào các cô gái mà họ thích và đánh bằng nhành cây nụ tầm xuân.[9] Các chàng trai cũng sẽ lẻn vào nhà các cô gái vào rạng sáng Thứ Hai Phục Sinh và đổ nước lên họ khi họ còn đang ngủ.[8] Nó thường kèm với một câu vè; trong cộng đồng người Mỹ gốc Ba Lan ở Pine Creek, Wisconsin, các chàng trai sẽ đọc Dyngus, dyngus, po dwa jaja; nie chcę chleba tylko jaja[10] ("Dyngus, dyngus, cho hai trứng; Tôi không muốn bánh mì, chỉ muốn trứng").[11]

Sau khi bị tưới nước, các cô gái đang la hét thường sẽ bị kéo đến một con sông hoặc một cái hồ gần đó để tiếp tục bị ngâm mình vào nước.[8] Đôi khi một cô gái cũng có thể bị mang đi khi vẫn còn ở trên giường trước khi cả giường lẫn cô gái đều bị ném xuống nước.[12] Các cô gái đặc biệt hấp dẫn có thể bị ngâm nước liên tục trong ngày.[5] Việc sử dụng nước được cho là có liên quan đến những cơn mưa mùa xuân rất cần thiết để đảm bảo vụ mùa thành công trong năm.[12] Các cô gái có thể tự cứu mình khỏi việc bị ngâm nước bằng cách đưa cho các chàng trai "tiền chuộc" bằng những quả trứng tô màu (pisanki), được xem là bùa may mắn có thể mang lại mùa màng bội thu, những mối quan hệ tốt đẹp và mẹ tròn con vuông.[8] Mặc dù trên lý thuyết thì các cô gái phải chờ đến ngày hôm sau mới có thể trả thù các chàng trai bằng cách ngâm họ xuống nước, tuy nhiên thực tế thì cả hai giới đều tạt nước vào nhau vào cùng một ngày.[12]

Cây nụ tầm xuân được sử dụng như là một sự thay thế cho lá cọ được sử dụng ở những nơi khác trong lễ Phục Sinh, tuy nhiên không có ở Ba Lan. Những nhánh cây nàyy được các linh mục ban phép vào Chúa nhật Lễ Lá, sau đó các giáo dân quất các nhánh cây vào nhau và nói Nie ja bije, wierzba bije, za tydzień, wielki dzień, za sześć noc, Wielkanoc ("Không phải tôi là người đánh, cành liễu đánh, trong một tuần, tuần lễ thánh, trong sáu đêm, Lễ Phục Sinh"). Cây nụ tầm xuân sau đó được xem như là một bùa thiêng có thể bảo vệ khỏi bị sét đánh, bảo vệ động vật và cho ong đầy mật. Người ta cũng tin rằng chúng mang lại sức khỏe và vận may, và theo truyền thống người ta cũng nuốt 3 nụ tầm xuân vào Chúa Nhật Lễ Lá để tăng cường sức khỏe. Cùng với việc tạt nước, các chàng trai cũng quất các cô gái bằng nhánh cây nụ tầm xuân vào Thứ Hai Phục Sinh và các cô gái cũng làm như thế với các chàng trai vào ngày thứ ba kế tiếp.[13]

Hungary[sửa | sửa mã nguồn]

Ngâm mình ở Hungary trong Vízbevető, "Rảy nước ngày Thứ hai"

Ở Hungary, phong tục thường được biết đến với tên gọi "locsolkodás" (rảy nước). Theo truyền thống, các chàng trai tạ nước vào cố gái, mặc dù hiện nay, phụ nữ trẻ và các cô gái thường được xịt nước hoa hơn. Đổi lại, người phụ nữ sẽ đưa cho đàn ông các quả trứng được đã được vẽ hoặc đồ uống pálinka.[14]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Śmigus-Dyngus: Poland's National Water Fight Day”. Culture.pl.
  2. ^ Zíbrt, Čeněk; Hochová-Brožíková, Zdena (2006). Veselé chvíle v životě lidu českého [Happy moments in the life of the Czech people] (bằng tiếng Séc). Prague: Vyšehrad. tr. 253 – qua Google Books.
  3. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Silverman72
  4. ^ Silverman (1997), p. 73
  5. ^ a b Melton, J. Gordon (2011). Religious Celebrations: An Encyclopedia of Holidays, Festivals, Solemn Observances, and Spiritual Commemorations. ABC-CLIO. tr. 271. ISBN 9781598842050.
  6. ^ Rowell, S.C. (1999). “The central European kingdoms”. Trong Abulafia, David (biên tập). The New Cambridge Medieval History. Cambridge University Press. tr. 776. ISBN 9780521362894.
  7. ^ Wójcicki, Micha (ngày 10 tháng 4 năm 2009). “Skąd się wziął śmigus-dyngus?” [Where did śmigus-dyngus come from?] (bằng tiếng Ba Lan). dziennik.pl. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  8. ^ a b c d Silverman, Deborah Anders (1997). “Creative Ethnics: Dyngus Day in Polish American Communities”. Trong Tuleta, Tad (biên tập). Usable Pasts: Traditions and Group Expressions in North America. Utah State University Press. ISBN 0-87421-226-X.
  9. ^ Silverman, Deborah Anders (2000). Polish-American Folklore. University of Illinois Press. tr. 34–38. ISBN 9780252025693.
  10. ^ Malicki, Longin (1986). Rok obrzędowy na Kaszubach [Annual rituals of the Kashubians] (bằng tiếng Ba Lan). Gdańsk: Wojewódzki Ośrodek Kultury. tr. 39.
  11. ^ Malinowski, Michał; Pellowski, Anne (2008). Polish Folktales and Folklore. Libraries Unlimited. tr. 45. ISBN 9781591587231.
  12. ^ a b c Benet, Sula (1951). Song, Dance and Customs of Peasant Poland. London: Dennis Dobson. tr. 57.
  13. ^ Silverman (1997), pp. 69–70
  14. ^ “4 top Hungarian Easter traditions”. welovebudapest.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C5%9Amigus-dyngus