Wiki - KEONHACAI COPA

Đoàn (họ)

Đoàn
"Đoàn" viết bằng Chữ Hán
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữĐoàn
Chữ Hán
Tiếng Trung
Chữ Hán
Trung Quốc đại lụcbính âmDuàn

Đoàn (chữ Hán: 段) là một họ của người châu Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, ở Trung Quốc (chữ Hán: 段, Bính âm: Duàn), ở Triều TiênMiến Điện.

Chữ Hán 段 của họ Đoàn còn có âm Hán Việt khác là "đoạn", trong từ "giai đoạn" (階段) hay "đoạn đường" (段塘). Tuy nhiên trong lịch sử chưa có ai mang họ được đọc là "Đoạn".

Tránh nhầm với chữ đoàn 團 có nghĩa là "nhóm" (như tập đoàn, đoàn viên, đoàn kết), do chữ Quốc ngữ chỉ có thể biểu âm, không biểu nghĩa được như chữ Hánchữ Nôm.

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các tông chủ họ Đoàn ở Việt Nam thì Cao tổ của họ Đoàn ở Việt Nam là Đoàn Văn Khâm và Đông Hải Đại vương Đoàn Thượng. Ngày giỗ tổ họ Đoàn Việt Nam được chọn là ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm [1]. Đền thờ Cao Tổ Họ Đoàn Việt Nam được các thành viên tông chi họ Đoàn xây dựng tại xã Đoàn Thượng, Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, trên diện tích 4.000m2 với kinh phí xây dựng khoảng 10 tỷ đồng (vào thời điểm hoàn công) [2].

Một số nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ phong kiến ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ cận đại kháng Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám (1945)[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nhân vật nổi bật gốc họ Đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ tộc Đoàn của các vua Đoàn bộ (250-352) xuất nguyên từ đông Tiên Ti từ thời nhà Hán, từng liên hợp cùng Lưu Côn (271-318) ở Tấn Dương, sau bị người Yết Hồ của Hậu Triệu đánh bại và chạy tản mát vào Trung Nguyên rồi bị Hán hóa. Một số chạy sang các nước Tây Yên, Bắc Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc, trong đó có Đoàn Tùy vua duy nhất của nước Tây Yên không mang họ Mộ Dung, Đoàn Nghiệp vua đầu tiên của nước Bắc Lương. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bộ tộc Đoàn bộ này còn liên quan tới các vị quân chủ họ Đoàn của Vương quốc Đại Lý sau này. Trong số đó một số hậu duệ di cư sang Việt Nam từ Đại LýTrung Nguyên, nhưng chưa có căn cứ chứng minh cho điều đó.

Trong danh sách Bách gia tính, họ Đoàn đứng thứ 218, về mức độ phổ biến họ này xếp thứ 81 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều người họ Đoàn từng giữ vai trò quân chủ, thậm chí từng có cả một Vương quốc Đại Lý (937-1253) (nay thuộc Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên) do họ tộc Đoàn lập nên.

Một số nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Đại Lý

Các vua của Vương quốc Đại Lý bắt đầu từ Đoàn Tư Bình năm 937. Vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua họ Đoàn cho đến năm 1253 (tổng 316 năm); Từ năm 1253, Đại Lý rơi vào tay đế chế Mông Cổ, các Đại lý Tổng quản vẫn là người họ Đoàn kéo dài 135 năm nữa cho đến năm 1387:
  • Đoàn Chính Minh (chữ Hán: 段正明, bính âm: Duan Zhengming) tức Bảo Định Đế, là vị hoàng đế trong lịch sử Vương quốc Đại Lý, tại vị (1081 – 1094). Ông sở hữu tuyệt kỹ Nhất dương chỉ của Đoàn thị với nội công thâm hậu.
  • Đoàn Chính Thuần (chữ Hán: 段正淳, bính âm: Duan Zhengchun) là vị hoàng đế trong lịch sử Vương quốc Đại Lý (giai đoạn Hậu Đại Lý, từ năm 1096 đến năm 1253), tại vị (1096-1108), thụy hiệu Văn An Đế.
  • Đoàn Dự (chữ Hán: 段譽), còn có tên Đoàn Chính Nghiêm (段正严), "Đoàn Hòa Dự (段和誉), là vị vua thứ 16 của Vương quốc Đại Lý tính từ năm 938 (khi Đoàn Tư Bình lên ngôi Hoàng đế Đại Lý. Sau khi ông mất, được truy phong miếu hiệu là Hiến Tông, thụy hiệu Tuyên Nhân Đế.
  • Đoàn Chính Hưng, còn có tên là Đoàn Dịch Trường là một Hoàng đế nước Đại Lý, tại vị từ năm (1147-1171), miếu hiệu là Cảnh Tông, thụy là Chính Khang Đế.
  • Đoàn Trí Hưng là một vị Hoàng đế Đại Lý, tại vị (1172-1200), miếu hiệu Tuyên Tông, thụy hiệu Công Cực Đế. Ông còn có tên gọi khác là Đoàn Hoàng Gia hay Nhất Đăng Đại Sư, một trong những Thiên hạ ngũ tuyệt trong giới Võ lâm Trung Nguyên.
  • Đoàn Trí Liêm là một Hoàng đế nước Đại Lý, tại vị (1201-1204), miếu hiệu Anh Tông, thụy hiệu Hanh Thiên Đế.

Các quốc gia khác[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Đoàn (Hangul: 단, tiếng Triều Tiên và trong tiếng Nhật: Dan) được ghi nhận xuất hiện nhưng rất hiếm ở Triều Tiên, Nhật Bản. Ở các quốc gia khác cũng có xuất hiện, nhưng hầu hết là người gốc Hoa hoặc Việt.

Một số nhân vật nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Catriona LeMay Doan sinh năm 1970, nữ vận động viên trượt băng tốc độ người Canada, 2 lần đoạt huy chường vàng Thế Vận Hội năm 1998 và 2002, 5 lần huy chương vàng Giải vô địch quốc tế, và nhiều giải thưởng quốc tế.
  • Shane Doan, sinh năm 1976, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada, 2 lần huy chương vàng Giải vô địch quốc tế

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “(Trích) BÀI PHÁT BIỂU NGÀY GIỖ CAO TỔ ĐOÀN VĂN KHÂM Mồng 8 tháng 1 năm Giáp Ngọ (07/02/2014) Của ông ĐOÀN DUY THÀNH”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2015. Truy cập 18 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ a b “LỄ GIỖ TỔ HỌ ĐOÀN VIỆT NAM Ngày mồng 8 tháng 1 năm Giáp Ngọ (tức ngày 07”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2015. Truy cập 18 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ “Đình, Nghè, Miếu, lễ hội thờ Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2015. Truy cập 18 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ “Viện nghiên cứu Hán Nôm”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 26 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ “Bia Văn miếu Bắc Ninh: Văn bia số 1”. Truy cập 26 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ “Embassy of the S.R. of Vietnam in Japan”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập 18 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ “Embassy of the S.R. of Vietnam in Germany”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập 04 tháng 9 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  8. ^ “TS. Kim Hồng nhận danh hiệu "Đệ nhất Hoa hậu Quý bà Thế giới". Báo điện tử Dân Trí. 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập 18 tháng 7 năm 2015.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90o%C3%A0n_(h%E1%BB%8D)