Wiki - KEONHACAI COPA

Đinh Tiến Thành

Đinh Tiến Thành
Thông tin cá nhân
Tên khai sinh Đinh Tiến Thành
Ngày sinh 24 tháng 1, 1991 (33 tuổi)
Nơi sinh Hải Phòng, Việt Nam
Chiều cao 1,85 m (6 ft 1 in)
Vị trí Trung vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Đông Á Thanh Hóa
Số áo 16
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
2004–2010 Hải Phòng
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2010–2015 Hải Phòng 45 (1)
2015–2016 Cần Thơ 29 (0)
2016–2019 Thanh Hóa 53 (1)
2019–2020 Hà Nội 7 (0)
2020–2021 Topenland Bình Định 6 (0)
2022– Đông Á Thanh Hóa 0 (0)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2009–2010 U19 Việt Nam 10 (0)
2012–2013 U23 Việt Nam 7 (0)
2014–2017 Việt Nam 14 (1)
Thành tích huy chương
Đại diện cho  Việt Nam
AYA Bank Cup
Vô địchMyanmar 2016Đồng đội
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia, chính xác tính đến 2 tháng 6 năm 2017
‡ Số trận ra sân và số bàn thắng ở đội tuyển quốc gia, chính xác tính đến 6 tháng 11 năm 2016

Đinh Tiến Thành (sinh ngày 24 tháng 1 năm 1991, tại Hải Phòng) là cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí trung vệ cho Đông Á Thanh Hóa tại V-League 1.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Với thể hình lý tưởng cùng năng khiếu bóng đá, anh được tuyển thẳng vào đội trẻ Hải Phòng rồi đôn lên đội 1 năm 2010.[1]

Năm 2009, anh được huấn luyện viên Triệu Quang Hà điền tên vào danh sách 25 cầu thủ đội tuyển U-19 Việt Nam tham dự giải tiền SEA Games tổ chức tại Lào từ 2 tháng 10 đến 6 tháng 10.[2] Kết thúc giải đấu, ĐT U19 Việt Nam xếp ở vị trí thứ 4.[3]

Năm 2012, anh được huấn luyện viên Lư Đình Tuấn gọi lên đội tuyển U-22 Việt Nam tham dự vòng loại giải U-22 châu Á. Tuy vậy, do đang trong quá trình thụ án treo giò 4 trận của ban kỉ luật vì phản ứng thái quá với trọng tài Võ Minh Trí ở trận gặp Đồng Tháp tại vòng 17 V-League 2012.[4][5] nên Tiến Thành đã đánh mất cơ hội khoác áo ĐT U22.[6][7] Năm 2013, Tiến Thành được huấn luyện viên Hoàng Văn Phúc triệu tập lên ĐTQG chuẩn bị cho vòng loại Asian Cup 2015.[8] Trong trận đấu giao hữu trên sân vận động Hà Nam giữa ĐT và Hà Nội T&T, anh được vào sân thay Michal Nguyễn ở phút thứ 71 và đã cùng các đồng đội giành chiến thắng 4-1.[9] Tuy vậy, ở lần tập trung thứ 2 cho chuyến làm khách trước Hồng Kông, Tiến Thành và trung vệ Phạm Văn Nam lại bị loại vào phút chót[10][11] do AFC quy định danh sách thi đấu chỉ tối đa 23 cầu thủ.[12][13]

Ngày 16 tháng 3 năm 2014, anh ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp bằng một pha đánh đầu trong chiến thắng 3-0 giữa Hải Phòng và Than Quảng Ninh trên sân Cẩm Phả.[14]

Bắt đầu từ giai đoạn 2 của mùa bóng 2015 và cả mùa bóng 2016 anh bị câu lạc bộ chủ quản là Hải Phòng lấy lý do không phù hợp lối chơi cho mượn về đội bóng XSKT Cần Thơ.[15] Kết thúc mùa bóng 2016, Tiến Thành ký hợp đồng về đầu quân cho FLC Thanh Hóa với thời hạn 3 năm.[15]

Ngày 29 tháng 6 năm 2019, Đường Tiến Thành bất ngờ bị Thanh Hóa thanh lý hợp đồng[16]. Chỉ hai ngày sau, câu lạc bộ Hà Nội tuyên bố ký hợp đồng với Đinh Tiến Thành cho tới hết mùa giải 2019[17].

Đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Tiến Thành từng có tên trong nhiều đợt triệu tập các đội trẻ của Đội tuyển quốc gia Việt Nam, tuy nhiên chưa từng được gọi cho đội hình chính thức thi đấu tại các giải đấu lớn. Lần duy nhất anh được có tên chính thức là cùng đội U19 Việt Nam vào năm 2009[18].

Đến tận năm 2014, anh mới được HLV Miura Toshiya gọi vào ĐTQG chuẩn bị cho AFF Suzuki Cup. Anh đá chính cả 5 trận trong giải đấu này,[19] tuy nhiên màn trình diễn của anh là không ấn tượng, bao gồm bàn phản lưới nhà trong trận đấu gặp Malaysia tại sân Mỹ Đình. Những nghi ngờ tiêu cực đã xuất hiện khiến anh buộc phải đăng đàn thanh minh[20].

Ra sân đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

NămTrậnBàn
Đội tuyển quốc gia Việt Nam
201470
201541
201630
Tổng141

Bàn thắng đội tuyển quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

#NgàyĐịa điểmĐối thủBàn thắngKết quảGiải đấu
18 tháng 9 năm 2015Sân vận động Thành phố, Đài BắcĐài Loan Đài Bắc Trung Hoa1–02–1Vòng loại World Cup 2018

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hải Minh (22 tháng 1 năm 2013). “Tân binh ĐTQG Đinh Tiến Thành: Từ sân phủi tới châu lục”. bongdaplus.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  2. ^ “VFF - HLV Triệu Quang Hà chốt danh sách ĐT U19 tham dự giải Tiền SEA Games”. VFF. 29 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ “Kết thúc Giải Tiền SEA Games: U19 Việt Nam xếp thứ tư”. VFF. 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  4. ^ Ngọc Anh (16 tháng 5 năm 2012). “Hải "lơ" bị tước quyền chỉ đạo, V.HP nhận tổng án treo giò 15 trận”. bongdaplus.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2013. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ Hữu Nghiêm (23 tháng 5 năm 2012). “VFF chưa loại cầu thủ đang thụ án tại U22”. vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ Kim Đan (9 tháng 6 năm 2012). “Đinh Tiến Thành được giảm án”. bongdaplus.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2013. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ Quang Vinh (1 tháng 6 năm 2012). “Đội tuyển U22 Việt Nam "thử lửa" với Thái Lan”. Dân trí. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  8. ^ “Danh sách ĐTQG tập trung đợt 1 chuẩn bị tham dự vòng loại Asian Cup 2015”. VFF. 16 tháng 1 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  9. ^ “ĐT Việt Nam thắng Hà Nội T&T 4-1: Cú chạy đà hoàn hảo”. VFF. 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  10. ^ “hlv Hoàng Văn Phúc chốt danh sách ĐT Việt Nam sang thi đấu tại Hong Kong”. VFF. 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.[liên kết hỏng]
  11. ^ “ĐTVN chuẩn bị cho vòng loại ASIAN Cup 2015:hlv Hoàng Văn Phúc loại 2 trung vệ”. laodong.com.vn. 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  12. ^ Hiểu Minh (18 tháng 3 năm 2013). “Đội tuyển Việt Nam chốt danh sách cho cuộc đấu với Hong Kong”. Dân trí. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ Thế Kiên (18 tháng 3 năm 2013). “hlv Hoàng Văn Phúc loại hai tuyển thủ”. vnexpress. Truy cập 13 tháng 4 năm 2013.
  14. ^ Khắc Sơn (15 tháng 3 năm 2014). “Đinh Tiến Thành ngất ngây với tuyệt phẩm đầu đời”. bongdaplus. Truy cập 16 tháng 3 năm 2014.
  15. ^ a b Tuấn Thành (22 tháng 9 năm 2016). “Đường Tiến Thành phải đền 10 tỷ nếu phá hợp đồng với FLC Thanh Hóa”. bongdaplus.vn. Truy cập 23 tháng 9 năm 2016.
  16. ^ “Cựu tuyển thủ Việt Nam đột ngột bị Thanh Hóa thanh lý hợp đồng”. Bóng đá +. ngày 29 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  17. ^ “Chia tay Thanh Hoá, Đinh Tiến Thành về đầu quân cho Hà Nội FC”. Bóng đá +. ngày 1 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  18. ^ “Chốt danh sách đội tuyển U19 Việt Nam dự giải tiền Sea Games”. Sài Gòn giải phóng. ngày 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  19. ^ “Trung vệ ĐTQG Đinh Tiến Thành: Mảnh "đời thừa" dạt về xứ Tây Dô”. Bóng đá +. ngày 22 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
  20. ^ “Tuyển thủ Việt Nam Đinh Tiến Thành: 'Chúng tôi không bán độ'. Thanh niên. ngày 12 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2019.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90inh_Ti%E1%BA%BFn_Th%C3%A0nh