Wiki - KEONHACAI COPA

Điện tích hạt nhân hữu hiệu

Điện tích hạt nhân hữu hiệu là điện tích tổng cộng mà một điện tử (electron) phải chịu trong một nguyên tử nhiều điện tử. Thuật ngữ "hữu hiệu" được dùng trong khái niệm này bởi vì, do hiệu ứng lá chắn, mỗi điện tử không hứng chịu hết 100% điện tích dương của hạt nhân - điện tích âm của các điện tử nằm ở lớp trong đã vô hiệu hóa một phần tác dụng của điện tích (dương) của hạt nhân lên các điện tử nằm ở lớp ngoài. Độ mạnh của điện tích hạt nhân cũng có thể được xác định thông qua số oxy hóa của nguyên tử.

Trong một nguyên tử có một điện tử duy nhất, điện tử này nhận lãnh toàn bộ tác dụng của điện tích hạt nhân. Trong trường hợp này điện tích hạt nhân hữu hiệu có thể được tính toán theo định luật Coulomb. Tuy nhiên trong một nguyên tử có nhiều điện tử thì tác dụng của điện tích hạt nhân lên các điện tử lớp ngoài sẽ bị các điện tử lớp trong vô hiệu hóa một phần. Như vậy, điện tích hạt nhân hữu hiệu của một điện tử trong trường hợp này là:

trong đó

  • Zeff (đôi khi được viết là Z*) là điện tích hạt nhân hữu hiệu.
  • Z là số proton trong hạt nhân - đó cũng là số hiệu nguyên tử của nguyên tố và là điện tích của hạt nhân
  • Shằng số che lấp, tức là số điện tử trung bình nằm giữa hạt nhân và điện tử đang được xem xét. S có thể được xác định bằng nhiều phương pháp, trong đó phương pháp phổ biến nhất là áp dụng các quy tắc Slater.

Ngoài ra, Douglas Rayner Hartree đã xác định điện tích hạt nhân hữu hiệu Z của một obitan Hartree-Fock như sau:

trong đó <r>H là bán kính trung bình của một obitan của nguyên tử Hiđrô trong khi <r>Z là bán kính trung bình của một obitan đối với một cấu hình điện tử có điện tích hạt nhân là Z.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Xét các ion Na+, F- và một nguyên tử neon. Cả ba đều có 10 điện tử và có 2 điện tử không hóa trị (tổng cộng 10 điện tử trong đó có 8 điện tử hóa trị) tuy nhiên điện tích hạt nhân hữu hiệu của chúng khác nhau vì chúng có số hiệu nguyên tử khác nhau:

Vì vậy ion Na+ có điện tích hạt nhân hữu hiệu lớn nhất và vì vậy có bán kính là nhỏ nhất.

Giá trị[sửa | sửa mã nguồn]

Số liệu cung cấp bởi Clementi và các đồng tác giả.[1][2]

Effective Nuclear Charges
 H He
Z1 2
1s1.000 1.688
 LiBe BCNOFNe
Z34 5678910
1s2.6913.685 4.6805.6736.6657.6588.6509.642
2s1.2791.912 2.5763.2173.8474.4925.1285.758
2p   2.4213.1363.8344.4535.1005.758
 NaMg AlSiPSClAr
Z1112 131415161718
1s10.62611.60912.59113.57514.55815.54116.52417.508
2s6.5717.3928.2149.0209.82510.62911.43012.230
2p6.8027.8268.9639.94510.96111.97712.99314.008
3s2.5073.3084.1174.9035.6426.3677.0687.757
3p4.0664.2854.8865.4826.1166.764
 KCaScTiVCrMnFeCoNiCuZnGaGeAsSeBrKr
Z192021222324252627282930313233343536
1s18.49019.47320.45721.44122.42623.41424.39625.38126.36727.35328.33929.32530.30931.29432.27833.26234.24735.232
2s13.00613.77614.57415.37716.18116.98417.79418.59919.40520.21321.02021.82822.59923.36524.12724.88825.64326.398
2p15.02716.04117.05518.06519.07320.07521.08422.08923.09224.09525.09726.09827.09128.08229.07430.06531.05626.047
3s8.6809.60210.34011.03311.70912.36813.01813.67614.32214.96115.59416.21916.99617.79018.59619.40320.21921.033
3p7.7268.6589.40610.10410.78511.46612.10912.77813.43514.08514.73115.36916.20417.01417.85018.70519.57120.434
4s3.4954.3984.6324.8174.9815.1335.2835.4345.5765.7115.8425.9657.0678.0448.9449.75810.55311.316
3d7.1208.1418.9839.75710.52811.18011.85512.53013.20113.87815.09316.25117.37818.47719.55920.626
4p 6.2226.7807.4498.2879.0289.338
 RbSrYZrNbMoTcRuRhPdAgCdInSnSbTeIXe
Z373839404142434445464748495051525354
1s36.20837.19138.17639.15940.14241.12642.10943.09244.07645.05946.04247.02648.01048.99249.97450.95751.93952.922
2s27.15727.90228.62229.37430.12530.87731.62832.38033.15533.88334.63435.38636.12436.85937.59538.33139.06739.803
2p33.03934.03035.00335.99336.98237.97238.94139.95140.94041.93042.91943.90944.89845.88546.87347.86048.84749.835
3s21.84322.66423.55224.36225.17225.98226.79227.60128.43929.22130.03130.84131.63132.42033.20933.99834.78735.576
3p21.30322.16823.09323.84624.61625.47426.38427.22128.15429.02029.80930.69231.52132.35333.18434.00934.84135.668
4s12.38813.44414.26414.90215.28316.09617.19817.65618.58218.98619.86520.86921.76122.65823.54424.40825.29726.173
3d21.67922.72625.39725.56726.24727.22828.35329.35930.40531.45132.54033.60734.67835.74236.80037.83938.90139.947
4p10.88111.93212.74613.46014.08414.97715.81116.43517.14017.72318.56219.41120.36921.26522.18123.12224.03024.957
5s4.9856.0716.2566.4465.9216.1067.2276.4856.640(empty)6.7568.1929.51210.62911.61712.53813.40414.218
4d15.95813.07211.23811.39212.88212.81313.44213.61814.76315.87716.94217.97018.97419.96020.93421.893
5p 8.4709.1029.99510.80911.61212.425

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ E. Clementi & Raimondi, D. L. (1963). “Atomic Screening Constants from SCF Functions”. J. Chem. Phys. 38 (11): 2686–2689. Bibcode:1963JChPh..38.2686C. doi:10.1063/1.1733573.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ E. Clementi; Raimondi, D. L.; Reinhardt, W. P. (1967). “Atomic Screening Constants from SCF Functions. II. Atoms with 37 to 86 Electrons”. Journal of Chemical Physics. 47: 1300–1307. Bibcode:1967JChPh..47.1300C. doi:10.1063/1.1712084.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Brown, Theodore; LeMay, H.E.; & Bursten, Bruce (2002). Chemistry: The Central Science (8th revised edition). Upper Saddle River, NJ 07458: Prentice-Hall. ISBN 0-61155-61141-5.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_t%C3%ADch_h%E1%BA%A1t_nh%C3%A2n_h%E1%BB%AFu_hi%E1%BB%87u