Wiki - KEONHACAI COPA

Động mạch âm đạo

Động mạch âm đạo
Các động mạch của đường sinh dục nữ (nhìn từ phía sau):
  1. Từ động mạch chủ bụng:
  2. Từ động mạch chậu trong (hypogastric artery):
    1. Động mạch tử cung (uterine artery)
      1. Nhánh âm đạo (azygos artery)
    2. Động mạch âm đạo (vaginal arteries)
Tử cung và các phần phụ cùng với âm đạo được rạch mở (nhìn từ phía sau)
Chi tiết
NguồnĐộng mạch chậu trong
Tĩnh mạchđám rối tĩnh mạch âm đạo
Cung cấpâm đạo, bàng quang, niệu quản
Định danh
Latinharteria vaginalis
TAA12.2.15.035F
FMA18832
Thuật ngữ giải phẫu

Động mạch âm đạo là một động mạch trong khoang bụng và là mạch cung cấp chính của âm đạo, đồng thời động mạch này cũng dẫn các nhánh đến tiền đình âm đạo, trực tràngbàng quang tiết niệu.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch âm đạo

Động mạch âm đạo là một nhánh của động mạch chậu trong.[1][2] Một số nguồn cho rằng động mạch âm đạo có thể phát sinh từ động mạch tử cung, nhưng cách nói này dùng để chỉ nhánh âm đạo của động mạch tử cung (động mạch azygos của âm đạo).[1]

Động mạch âm đạo thường có hai hoặc ba nhánh. Chúng đi xuống âm đạo, cung cấp màng nhầy và thông nối với các nhánh từ động mạch tử cung.[2] Ngoài ra, động mạch này cũng dẫn các nhánh đến tiền đình, đáy bàng quang và phần tiếp giáp của trực tràng.

Một số văn bản coi động mạch này tương đồng và thay thế cho động mạch bàng quang dưới ở nam. Các văn bản khác lại cho rằng động mạch bàng quang dưới đều có mặt ở cả nam và nữ và trong những trường hợp này, động mạch bàng quang dưới ở phụ nữ là một nhánh nhỏ của động mạch âm đạo.

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch âm đạo cung cấp máu chứa oxy cho thành cơ của âm đạo, cùng với động mạch tử cung và động mạch thẹn trong.[3] Nó cũng cung cấp máu cho cổ tử cung, cùng với động mạch tử cung.[4]

Ở các loài động vật khác[sửa | sửa mã nguồn]

ngựa, động mạch âm đạo có thể bị xuất huyết sau khi sinh, do đó có thể gây tử vong.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 616 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

  1. ^ a b Kyung Won, PhD. Chung (2005). Gross Anatomy (Board Review). Hagerstown, MD: Lippincott Williams & Wilkins. tr. 290. ISBN 0-7817-5309-0.
  2. ^ a b Łaniewski, Paweł; Herbst-Kralovetz, Melissa (1 tháng 1 năm 2018), Skinner, Michael K. (biên tập), “Vagina”, Encyclopedia of Reproduction (Second Edition) (bằng tiếng Anh), Oxford: Academic Press, tr. 353–359, ISBN 978-0-12-815145-7, truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021
  3. ^ Graziottin, Alessandra; Gambini, Dania (1 tháng 1 năm 2015), Vodušek, David B.; Boller, François (biên tập), “Chapter 4 - Anatomy and physiology of genital organs – women”, Handbook of Clinical Neurology, Neurology of Sexual and Bladder Disorders (bằng tiếng Anh), Elsevier, 130, tr. 39–60, doi:10.1016/B978-0-444-63247-0.00004-3, ISBN 9780444632470, PMID 26003238, truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021
  4. ^ Mahendroo, Mala; Nallasamy, Shanmugasundaram (1 tháng 1 năm 2018), Skinner, Michael K. (biên tập), “Cervix”, Encyclopedia of Reproduction (Second Edition) (bằng tiếng Anh), Oxford: Academic Press, tr. 339–346, ISBN 978-0-12-815145-7, truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021
  5. ^ McAuliffe, Siobhan B. biên tập (1 tháng 1 năm 2014), “Chapter 12 - Reproductive disorders”, Knottenbelt and Pascoe's Color Atlas of Diseases and Disorders of the Horse (Second Edition) (bằng tiếng Anh), W.B. Saunders, tr. 443–513, doi:10.1016/b978-0-7234-3660-7.00012-2, ISBN 978-0-7234-3660-7, truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_m%E1%BA%A1ch_%C3%A2m_%C4%91%E1%BA%A1o