Wiki - KEONHACAI COPA

Độc tài nhân từ

Lý Quang Diệu, cố thủ tướng Singapore trong giai đoạn 1959 - 1990. Người thường được xem là nhà độc tài nhân từ.

Một chế độ độc tài nhân từ đề cập đến một chính phủ trong đó một nhà lãnh đạo độc đoán thực thi quyền lực chính trị tuyệt đối đối với nhà nước nhưng được coi là vì lợi ích của toàn dân, trái ngược với định kiến về sự độc ác của một nhà độc tài. Một nhà độc tài nhân từ có thể cho phép tồn tại phần nào tự do kinh tế hoặc việc ra quyết định dân chủ, như thông qua trưng cầu dân ý hoặc dân chủ đại nghị với quyền lực hạn chế, và thông thường đây là bước chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang dân chủ thực sự trong hoặc sau nhiệm kỳ của họ. Nó có thể được coi là một hình thức cộng hòa của chế độ chuyên chế giác ngộ.

Danh xưng này đã được áp dụng cho các nhà lãnh đạo như Mustafa Kemal Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ,[1], Antonio Salazar của Bồ Đào Nha [2], Josip Broz Tito của Nam Tư,[3] Lý Quang Diệu của Singapore,[4]Albert René của Seychelles.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng về chế độ độc tài nhân từ có một lịch sử lâu dài, bắt nguồn từ những nhận thức tích cực[ai nói?] về những người cai trị trong thời xa xưa,[khi nào?] thời điểm mà việc lãnh đạo chuyên quyền là một quy chuẩn.[cần dẫn nguồn] Cách sử dụng hiện đại của thuật ngữ này trong một thế giới hiện đại nơi quy chuẩn đó thiên nhiều về thể chế dân chủ có thể bắt nguồn từ học giả John Stuart Mill trong tác phẩm kinh điển On Liberty (1869). Mặc dù ông ủng hộ quyền dân chủ cho mỗi cá nhân, ông đã đưa ra ngoại lệ cho cái mà ông gọi là các nước đang phát triển ngày đó:[5]

Chúng ta có thể bác bỏ nhận định rằng sự lạc hậu của xã hội trong đó bản thân chủng tộc có thể được xem như đang trong giai đoạn non trẻ. Chế độ chuyên quyền là [...] hợp pháp [...] trong việc đối phó với những kẻ man rợ, và cải hoán những kẻ này [... ]. Tự do [...] không có chỗ trước khi con người có khả năng tự cải thiện mình bằng sự tự do và thảo luận bình đẳng.

Nhà độc tài nhân từ cũng là một giáo điều phổ biến vào đầu thế kỷ 20 như là một công cụ hỗ trợ cho các nhà cai trị thực dân. Một quan chức thuộc địa Anh tên là Lord Hailey đã nói vào những năm 1940 "Một khái niệm mới về mối quan hệ của chúng ta... có thể xuất hiện như một phần của phong trào cải thiện các dân tộc lạc hậu trên thế giới." Hailey quan niệm phát triển kinh tế như một sự biện minh cho quyền lực thuộc địa.

Mancur Olson mô tả những nhà độc tài nhân từ là "không giống con sói săn nai sừng tấm, mà giống như người chăn nuôi đảm bảo gia súc của mình được bảo vệ và được cung cấp nước".[6]

Ví dụ hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Mustafa Kemal Atatürk[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian lãnh đạo Chiến tranh Độc lập Thổ Nhĩ Kỳ từ 1919 đến 1922 và nhiệm kỳ tổng thống của ông từ 1923 đến 1938, Mustafa Kemal Atatürk được cho là đã loại bỏ ảnh hưởng của ngoại bang khỏi lãnh thổ Ottoman cũ, và được coi là người sáng lập Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.[7] Ông đã chủ trì một loạt các cải cách như cho phép phụ nữ bỏ phiếu, cải cách ruộng đất công nông, loại bỏ Hồi giáo là quốc giáo và thành lập chủ nghĩa thế tục, và thông qua bộ luật hình sự dựa trên phương Tây.[8]

Lý Quang Diệu[sửa | sửa mã nguồn]

Kể từ khi độc lập vào năm 1959, Singapore đã chuyển đổi từ một xã hội nông nghiệp tương đối kém phát triển và nghèo nàn thành một trong những quốc gia giàu có nhất châu Á, một trung tâm ngân hàng, kinh doanh và vận chuyển quốc tế. Lý Quang Diệu chủ trương cứng rắn và loại bỏ sự ảnh hưởng của cộng sản, trao quyền tự do kinh tế và nhiều quyền dân sự cho nhân dân. Do đó, Singapore dần trở thành một trong Bốn con hổ châu Á. Lý Quang Diệu và chính quyền của ông đã nắm quyền cai trị tuyệt đối đối với chính trị Singapore cho đến năm 1990, trong khi Đảng Hành động Nhân dân của ông vẫn nắm quyền kể từ đó, kiểm soát Singapore như một đảng thống trị. Do đó, ông Lý thường được gọi là 'nhà độc tài nhân từ'.[9] Là một nhà lãnh đạo nắm quyền trong ba mươi mốt năm từ 1959 đến 1990,[10] ông đã thực thi một số luật được coi là độc đoán, và cố gắng triệt tiêu sự đối lập chính trị. Mặc dù vậy, ông vẫn được người Singapore yêu mến vì sự hiện đại hóa Singapore. Peter Popham của The Independent gọi ông Lý là "một trong những chính trị gia thực dụng thành công nhất".[11]

Danh sách một vài độc tài nhân từ[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Benevolent Dictator? Thinking About MK Atatürk”. Turkey File. ngày 19 tháng 10 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Inc, Time (ngày 29 tháng 7 năm 1940). “LIFE”. Time Inc – qua Google Books.
  3. ^ Shapiro, Susan; Shapiro, Ronald (2004). The Curtain Rises: Oral Histories of the Fall of Communism in Eastern Europe. McFarland. ISBN 0-7864-1672-6.

    "...All Yugoslavs had educational opportunities, jobs, food, and housing regardless of nationality. Tito, seen by most as a benevolent dictator, brought peaceful co-existence to the Balkan region, a region historically synonymous with factionalism."
  4. ^ Miller, Matt (ngày 2 tháng 5 năm 2012). “What Singapore can teach us”. The Washington Post. ISSN 0190-8286. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ “Benevolent Autocrats” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2017.
  6. ^ Olson, Mancur (ngày 1 tháng 1 năm 1993). “Dictatorship, Democracy, and Development”. The American Political Science Review. 87 (3): 567–576. doi:10.2307/2938736. JSTOR 2938736.
  7. ^ Eric Watson (ngày 27 tháng 3 năm 2015). “Lee Kuan Yew & The Curious Legacies of "Benevolent Dictators". The Policy Wire. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “Mustafa Kemal Atatürk”. columbia.edu. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ BOO SU-LYN. “Obituary: Lee Kuan Yew, the benevolent dictator”. Malay Mail. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2015.
  10. ^ Carlton Tan (ngày 23 tháng 3 năm 2015). “Lee Kuan Yew leaves a legacy of authoritarian pragmatism”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2016.
  11. ^ Peter Popham (ngày 23 tháng 3 năm 2015). “Lee Kuan Yew: An entirely exceptional leader who balanced authoritarianism with pragmatism”. The Independent. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2017.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99c_t%C3%A0i_nh%C3%A2n_t%E1%BB%AB