Wiki - KEONHACAI COPA

Đỗ Khuyển

Đỗ Khuyển
杜犬
Tên khácLê Khuyển, Lê Đại, Đỗ Đại
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1400
Nơi sinh
Thanh Hóa
Mất
Ngày mất
1459
Nơi mất
Thăng Long
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đỗ Lỗi
Nghề nghiệptướng lĩnh quân đội
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Lê sơ

Đỗ Khuyển (chữ Hán: 杜犬; 14001459) hay Lê Khuyển (chữ Hán: 黎犬), Lê Đại (chữ Hán: 黎大), Đỗ Đại (chữ Hán: 杜大), là tướng lĩnh, khai quốc công thần nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Khuyển quê ở làng Đa Mỹ, huyện Cổ Lôi, trấn Thanh Hoa (nay là làng Thịnh Mỹ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).[1] Ông nội là Đỗ Lương lấy vợ họ Lê. Cha ông là Đỗ Lỗi làm tướng cho nhà Hồ, cũng lấy vợ họ Lê. Năm 1407, quân Minh xâm lược nước Đại Ngu. Đỗ Lỗi tử trận ở cửa biển Giao Thủy. Về sau, khi Đỗ Khuyển hiển quý, cha và ông của ông đều được truy tặng Huyện hầu, mẹ và bà được truy tặng Quận phu nhân.[2]

Đỗ Khuyển sinh năm 1400 thời vua Trần Thiếu Đế, mồ côi cha từ nhỏ. Về sau, ông đến nương nhờ hào trưởng ấp LamLê Lợi. Văn bia Khai quốc công thần Thái sư Định quốc công Đỗ Đại bi sự tích chép tên ông là Đại (大), nhưng các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là do con cháu thấy chữ "khuyển" (犬; con chó) có nghĩa xấu nên sửa lại.[2]

Tham gia khởi nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1418, Lê Lợi phát động khởi nghĩa chống sự chiếm đóng của nhà Minh. Quân Minh đánh chiếm ấp Lam, Đỗ Khuyển bị bắt về thành Đông Quan. Một tháng sau, ông nguyên vẹn trở về với Lê Lợi. Lê Lợi vui mừng, hỏi tình hình. Đỗ Khuyển đáp: Đông Quan giữa ban ngày có cảnh tượng truy bắt, cướp bóc. Lê Lợi mừng nói: Đó là triệu chứng sắp loạn.[2]

Lê Lợi từ đó biết được Đỗ Khuyển là người trung thành, thường để hầu cận bên người. Sau lại cho Đỗ Khuyển quản các quân Lạng Giang, Lỗi Giang. Đầu năm 1419, Đỗ Khuyển giữ chức Cận thị thự ngũ cục, Chi hậu, giữ Chính đường, tiếp tục ở bên cạnh Lê Lợi.[2]

Tháng Giêng năm 1426, nghĩa quân do Đại tư đồ Trần Nguyên Hãn chỉ huy đánh chiếm phủ Nghệ An. Đỗ Khuyển cùng Lê Thiệt dẫn một vệ quân phục kích quân Minh ở cầu, chém chết chỉ huy Vi Thượng. Hai tướng sau đó lại đánh giết quân của thổ quan Nguyễn Vinh đang cướp bóc ở cửa biển Đan Thai.[2]

Tháng 8 (ÂL) cùng năm, Lê Lợi nhân thấy quân Minh ở xứ Đông Đô suy yếu, phái Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả, Lê Như Huân, Đỗ Bí cầm 3.000 quân đi tuần ở xứ Thiên Quan, Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng, Quy Hóa, Đà Giang, Tam Đái, Tuyên Quang để chặn đường viện quân Minh từ Vân Nam; phái Bùi Bị, Đỗ Khuyển đem 2.000 quân đi tuần xứ Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện quân từ Lưỡng Quảng; phái Đinh Lễ, Nguyễn Xí cầm quân tinh nhuệ đi theo sau. Đỗ Khuyển lúc này giữ chức Thái giám, có nhiệm vụ giám quân.[3]

Tháng 9 (ÂL), Đỗ Khuyển được làm quản giám Mi Hóa trung lộ quân dân sự, cùng Lưu Nhân Chú kiểm soát các lộ Hồng, Khoái rồi bao vậy thành Chí Linh. Đỗ Khuyển sau đó chia quân tấn công thành Thị Cầu, Xương Giang. Đến tháng Chạp thì hai tướng hội quân ở bờ sông Bồ Đề vây thành Điêu Diêu, tiêu diệt viện binh. Dù không hạ được thành trì nào nhưng cả một vùng rộng lớn đều theo về nghĩa quân, buộc quân Minh phải có cụm trong các thành trì.[2]

Tháng Chạp, Lê Lợi phái Bùi Quốc Hưng đánh thành Điêu Diêu, Thị Cầu; Trịnh Khả, Đỗ Khuyển đánh thành Tam Giang; Lê Sát, Lê Thụ, Nguyễn Lý, Lê Lãnh, Lý Triện đánh thành Xương Giang; Lê Lựu, Phạm Bôi đánh thành Khâu Ôn.[3]

Năm 1427, Đỗ Khuyển cùng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lưu Trung được phái đến đóng giữ ải Lê Hoa, ngăn chặn viện quân Vân Nam do Kiềm quốc công Mộc Thạnh chỉ huy đến tận tháng 9 (ÂL), khi một cánh viện quân khác do Liễu Thăng chỉ huy bị tiêu diệt. Tháng 10 (ÂL), trên đường rút lui, quân Minh bị nghĩa quân phục kích, chém nhiều thủ cấp.[3]

Tháng Giêng năm 1428, Lê Lợi tiến vào thành Đông Quan, lấy Đỗ Khuyển Tri Nội điện kiêm Đông Tây Nam Bắc tứ đạo Đô Thái giám nội ngoại chư quân sự, làm tai mắt của vua để giám sát quân đội. Cùng tháng, ông được ban Kim tử Quang lộc đại phu, Tả Lân Hổ vệ Thượng tướng quân, ban cho túi Kim ngư, ngồi Khinh xa Đô úy, Ngân phù, tước Liệt hầu và ban quốc tính.[2]

Làm quan nhà Lê[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 (ÂL) năm 1428, sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ (Lê Lợi) phong Lê Khuyển Đồng Tổng tri vệ Bổng Thánh, quản lĩnh quân Thánh Dực ở Thiên Cương, kiêm Tri Ngự tiền các quân Thiết Đột. Năm sau (1429), Lê Thái Tổ về Lam Kinh, lấy Lê Khuyển làm Quyền Quản Ngũ đạo chư vệ quân sự trấn thủ, tức làm trấn thủ khống chế toàn bộ quân thường trực là các vệ quân ở cả năm đạo.[2]

Ngày 3 tháng 5 (ÂL) năm 1429, Lê Khuyển là một trong 14 công thần được ban tước Huyện hầu, gồm: Lê Bị, Lê Bì, Lê Bĩ, Lê Náo, Lê Thụ, Lê Lôi, Lê Khả, Lê Bồi, Lê Khả Lang, Lê Xí, Lê Khuyển, Lê Bí, Lê Quốc Trinh, Lê Bật.[3] Năm 1430, Lê Khuyển được thăng chức Đồng Tổng quản, ban Kim phù.[2]

Năm 1432, Lê Khuyển theo Lê Thái Tổ đánh Đèo Cát Hãnchâu Phục Lễ. Về triều, ông được phong Thái bảo, hàm Kim tử Vinh lộc đại phủ, Thần Phù Hải Môn trấn Phụng tuyên sứ, Hành quân Tổng quản, Bổng Thánh vệ chư quân sự, Đồng quân lĩnh Thiết Đột trong quân Thánh Dực, quản lĩnh quân Thiên Cương, Thám giám nội ngoại chư quân, ban túi Kim ngư, phù.[2]

Năm 1434, Lê Thái Tông lên ngôi, lấy Lê Khuyển làm Nhập nội Thái úy, Tham tri các vệ quân ở Hải Tây đạo, vẫn làm Thái giám nội ngoại giám sát toàn quân như trước.[2][4] Tháng 5 năm 1436, kiêm lĩnh Tùy thân xá nhân các cục. Tháng 7 cùng năm, thăng Thanh Hóa, Nông Cống trấn phủ quân Đại tướng quân, trụ quốc, Tự hầu.[2] Tháng 11 năm 1437, Lê Khuyển được của Thái Tông giao cho chỉ huy 50 vệ sĩ lục soát nhà Đại đô đốc Lê Ngân, bắt được tượng Phật và các thứ vàng bạc, tơ lụa.[4][5] Lê Thái Tông bắt Lê Ngân tự sát, gia phong Lê Khuyển hàm Tham tri chính sự, gia Bổng Thánh Tráng Sĩ vệ Tổng quản Thiếu úy Tham tri chính sự.[4] Năm 1439, phong Tri ngự tiểu các quân, ban Kim phù.[2]

Tháng 3 (ÂL) năm 1440, Lê Thái Tông thân chinh đánh Nghiễm ở Thuận Mỗi, lấy Lê Khuyển trấn thủ kinh đô nội ngoại tri trấn phủ, có quyền tiền trảm hậu tấu.[2] Nghiễm đầu hàng, vua rút quân về.[4]

Năm 1441, thổ tù Nghiễm ở Thuận Mỗi dẫn quân Ai Lao tấn công biên giới,[4] Lê Khuyển hộ tống Thái Tông chinh phạt. Hai quân giao chiến ở Đà Lương. Quân Ai Lao bị đánh đuổi đến tận trấn Đình Bồ, động Niệm Đốc. Quân Lê thừa thắng đánh đuổi đến Trịnh Bắc.[2] Tướng Ai Lao là Đạo Mông cùng vợ con ở động La, hai con của Nghiễm là Sinh Tượng, Chàng Đồng bị bắt. Nghiễm thế cùng ra hàng. Thái Tông khải hoàn, dâng tù cáo thắng trận ở Thái miếu, thăng chức Nhập nội Tư mã, tiến tước cho Lê Khuyển.[6]

Năm 1443, thời Lê Nhân Tông, Lê Khuyển thăng Sùng tiến Nhập nội Đô đốc, Bình chương quân quốc trọng sự kiêm coi Thanh Hóa trung lộ. Tháng 6 (ÂL), năm 1445, phong Đặc tiến Dương vũ công thần, Lương Giang trấn Thượng tướng quân, Đặc tiến Nhập nội Đô đốc Bình chương sự. Tháng 11 (ÂL), thăng tước Huyện hầu.[2]

Năm 1446, quân Chiêm Thành tấn công biên giới. Thái hậu Nguyễn Thị Anh lấy Thái bảo Lê Bôi, Tổng quản Lê Khả cầm quân đánh sang đất Chiêm.[4] Phần lớn đại thần đều xuất chinh, chỉ có Lê Khuyển ở lại trấn giữ kinh thành, thăng hàm Suy thành tá lý Dương vũ tĩnh nạn công thần, Gia Hưng trấn Phiêu kỵ đại tướng quân, Đặc tiến khai phủ nghi đồng tam ty, Nhập nội kiểm hiệu Đại đô đốc, Bình chương sự, Hành quân Đồng tổng quản, Thái giám nội ngoại tri nội điện các dịch, kiêm Tri ngự tiền chư quân, Thượng trụ quốc, ban túi Kim ngư, kim phù, tước Huyện Thượng hầu.[2] Năm 1449, người Chiêm là Quý Do giết vua anh Quý Lai để cướp ngôi. Triều đình bàn đánh, Lê Khuyển gián rằng: Chiêm Thành là nước không có lễ nghĩa, kẻ kia tuy vua tôi đổi ngôi, đấy là di tục thường có. Việc gì phải cử binh để mệt nhọc dân ta.[2] Vua Nhân Tông bèn thôi, chỉ từ chối nhận triều cống và sai sứ giả sang chất vấn.[4]

Tháng 8 (ÂL) năm 1451, Lê Khuyển được gia phong Đặc tiến khai phủ, Quận Thượng hầu. Lê Khuyển cho rằng đại thần không thể cầm quân riêng, nhiều lần xin giải chức Tri ngự tiền chư quân thái giám nội ngoại chư dịch cùng nhiều chức quan liên quan đến quân dân. Tháng 11 (ÂL), tiến tước Quốc Thượng hầu.[2]

Tháng 8 (ÂL) năm 1455, thăng Suy thành tán trị Dực vận đồng đức công thần, Gia Hưng trấn Tiết độ đại sứ, Khai phủ nghi đồng tam ty, Nhập nội kiểm hiệu, Thái phó, Bình chương quân quốc trọng sự, Thượng trụ quốc, kiêm Trà Lân châu phụ đạo, ban cho túi Kim ngư, Kim phù, tiến tước Quận Á hầu.[2]

Cuối đời, Lê Khuyển bị bệnh nặng. Con trai thứ là Chỉ huy sứ Lê Công Sảng thăm hỏi. Lê Khuyển đáp: Ta phù giúp ba đời, chức vị thủ tướng, năm nay 60 tuổi, sự người đã hết, nay được chết già, đó cũng là ý trời. Về phần ta, không có gì là ân hận. Các con cháu cần tuân theo gia huấn của nhà ta. Ta tuy xuống chín suối cũng được yên lòng.[2]

Năm 1459, Lê Khuyển bị bệnh nặng. Lê Nhân Tông cấp tiền, sai ngự y đến trị bệnh nhưng không qua khỏi. Con thứ Công Sảng xem bói chọn ngày đưa ma. Lê Nhân Tông phái Nhập nội Thiếu úy Tham tri chính sự Lê Lư quản năm đạo quân tống táng, đưa quan tài ông về quê, đặt ở từ đường. Bản thân nhà vua ra thành nam tiễn đưa, cấp 5.000 quan tiền. Ngày 7 tháng 10 (ÂL), hạ táng ở quê nhà.[2] Nhân Tông phái Nguyễn Như Đổ soạn văn bia.[6]

Thời Lê Thánh Tông, ông được truy tặng Thái phó Định quận công, sau truy tặng Định quốc công.[2]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Văn bia Khai quốc công thần Thái sư Định quốc công Đỗ Đại bi sự tích ca ngợi Đỗ Khuyển:

Bài Trung hưng ký của Lê Thánh Tông lại trách móc:

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Con trai:[2]

Con gái, tổng cộng 13 người:[2]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng mộ của ông nằm ở xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.[7]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa (đường Đỗ Đại).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Bốn bốn vị khai quốc công thần thời Lê trên đất Tứ Trụ”. Khu di tích Lam Kinh. 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z Phan Đại Doãn, Văn bia thần đạo Đỗ Khuyển - Khai quốc công thần thời Lê sơ, đăng trên Tạp chí Hán Nôm (số 4, 2005). Trang 70–78.
  3. ^ a b c d Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 10, Lê hoàng triều kỷ
  4. ^ a b c d e f g h i Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển 11, Lê hoàng triều kỷ
  5. ^ Hoàng Tuấn Phổ (22 tháng 3 năm 2021). “Tể tướng thứ ba triều Lê Sơ”. Báo Thanh Hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ a b “Nhân vật Đỗ Đại”. Cổng thông tin điện tử xã Thọ Lâm. 7 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Hà Đình Hùng (16 tháng 8 năm 2017). “Di tích phụng thờ các nhân vật lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn”. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Khuy%E1%BB%83n