Wiki - KEONHACAI COPA

Địa thời học

s  sử
Các đơn vị trong địa thời học và địa tầng học
Các đơn vị thời địa tầng
của hồ sơ địa chất
Các đơn vị địa thời của
hệ thời gian địa chất
Ghi chú
Liên giới
Liên đại
Tổng cộng 4, trải dài
500 triệu năm trở lên
Giới
Đại
Đã xác định 10, trải dài
vài trăm triệu năm trở lên
Hệ
Kỷ
Đã xác định 22 đơn vị, trải dài
vài chục đến trăm triệu năm
Thống
Thế
Đã xác định 34 đơn vị, trải dài
vài chục triệu năm
Bậc
Kỳ
Đã xác định 99 đơn vị, phần
lớn kéo dài vài triệu năm
Ngoài hệ thống cấp bậc này, các đơn vị nhỏ hơn bậc và kỳ có thể dùng
khi cần thiết nếu các địa tầng có các đặc trưng xác định niên đại tốt.
Đới
Thời
Chỉ có tại các địa tầng gần đây,
được xác định bằng sinh địa
tầng
hay đảo cực địa từ.*
* Các đơn vị phân chia thời gian nhỏ nhất và cụ thể nhất[1]

Trong các khoa học tự nhiên về lịch sử tự nhiên, địa thời học là một khoa học để xác định độ tuổi tuyệt đối của các loại đá, hóa thạchtrầm tích, với một mức độ nhất định của sự không chắc chắn cố hữu của phương pháp được sử dụng. Có nhiều phương pháp xác định niên đại được các nhà địa chất học sử dụng để đạt được điều này.

Địa thời học là khác biệt trong ứng dụng so với sinh địa tầng học, là khoa học để gán các loại đá trầm tích vào một kỷ nguyên địa chất đã biết nào đó thông qua miêu tả, lập mục lục và so sánh hóa thạch của các tổ hợp quần động vật hay thực vật. Sinh địa tầng học không trực tiếp đưa ra sự xác định độ tuổi tuyệt đối của đá mà chỉ đơn giản là đặt nó vào trong một khoảng thời gian mà tại thời điểm đó tổ hợp hóa thạch được biết là đã cùng tồn tại. Tuy nhiên, cả hai ngành khoa học này đều phối hợp với nhau đến mức chúng chia sẻ cùng một hệ thống đặt tên gọi cho các lớp đá và cho các khoảng thời gian được sử dụng để phân loại các lớp trong phạm vi các địa tầng. (Xem bảng mé phải cho phần thuật ngữ học.)

Ví dụ, với tham chiếu tới thang thời gian địa chất thì Hậu Permi (tức thế Lạc Bình) kéo dài từ 260,4 ± 0,7 Ma (Ma = triệu năm trước) (hóa thạch thuộc thống Lạc Bình cổ nhất đã biết) cho tới khoảng 250,1 ± 0,4 Ma (hóa thạch thuộc hệ Trias cổ nhất đã biết) - một khoảng cách trong các tổ hợp hóa thạch có niên đại đã được biết đến khoảng gần 10 Ma. Trong khi niên đại sinh địa tầng của nền Thượng Permi có thể được thể hiện như là thống Lạc Bình thì niên đại thật sự của nền đá đó có thể nằm bất kỳ đâu trong khoảng từ 260 tới 251 Ma.

Ngược lại, một lớp đá granit có niên đại khoảng 255,5 ± 0,5 Ma có thể được gọi một cách an toàn hợp lý là thuộc thống Lạc Bình của hệ Permi, hay chính xác nhất là đã xâm nhập trong thế Lạc Bình của kỷ Permi.

Khoa học về địa thời là công cụ quan trọng hàng đầu được sử dụng trong các lĩnh vực của thời địa tầng học, trong đó người ta cố gắng để xác định niên đại tuyệt đối cho mọi tổ hợp hóa thạch và xác định lịch sử địa chất của Trái Đất cũng như của các thiên thể ngoài Trái Đất.

Phương pháp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Các kỹ thuật phóng xạ đo độ phân rã của các đồng vị phóng xạ và các hoạt động phát sinh phóng xạ khác.
  • Các kỹ thuật gia tăng đo sự bổ sung đều đặn của vật liệu vào lớp trầm tích hay của sinh vật.
  • Sự tương quan của các tầng mốc giới cho phép quy đổi sang tương đương niên đại được thiết lập giữa các di chỉ khác nhau.

Xác định niên đại[sửa | sửa mã nguồn]

Phóng xạ[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng cách đo lượng phân rã phóng xạ của đồng vị phóng xạ với chu kỳ bán rã đã biết, các nhà địa chất có thể thiết lập niên đại tuyệt đối của vật liệu mẹ. Một loạt các đồng vị phóng xạ được sử dụng cho mục đích này, và phụ thuộc vào tốc độ phân rã, được sử dụng để xác định niên đại của các kỷ nguyên địa chất khác nhau.

Các kỹ thuật do phóng xạ sinh ra khác còn có:

Phát quang[sửa | sửa mã nguồn]

Các kỹ thuật xác định niên đại bằng phát quang quan sát 'ánh sáng' bức xạ ra từ các vật liệu như thạch anh, kim cương, fenspatcanxit. Nhiều kiểu kỹ thuật phát quang được sử dụng trong địa chất học, bao gồm phát sáng kích thích quang học (OSL), phát quang âm cực (CL) và phát quang nhiệt (TL). Phát quang nhiệtphát sáng kích thích quang học được sử dụng trong khảo cổ học để xác định niên đại của các vật thể 'đã cháy' như đồ gốm hay các loại đá đun nấu và có thể được sử dụng để quan sát sự di chuyển của cát.

Gia tăng[sửa | sửa mã nguồn]

Các kỹ thuật xác định niên đại gia tăng cho phép dựng các bảng niên đại hàng năm trong nhiều năm ròng, trong đó chúng có thể được cố định (nghĩa là liên kết tới ngày nay và vì thế là thời gian theo lịch hay thời gian thiên văn) hoặc trôi nổi.

Nguồn sai sót[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị địa thời học và thời địa tầng có thể bị hiểu lộn xộn hay sai lầm[2]. Ví dụ:

  • Đúng: Tyrannosaurus rex sống trong kỷ Phấn trắng muộn, nghĩa là nó sống cách đây khoảng 68 - 65 triệu năm.
  • Sai: Tyrannosaurus rex sống trong Phấn trắng thượng, nghĩa là nó sống trong các lớp đá của thống Phấn trắng thượng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ ICS. “International Stratigraphic Chart” (PDF). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  2. ^ David Weishampel:The Evolution and Extinction of the Dinosaurs, 1996, Nhà in Đại học Cambridge, ISBN 0-521-44496-9
  • Dalrymple G.B., Grove M., Lovera O.M., Harrison T.M., Hulen J.B., Lanphere M.A. (1999),"Age and thermal history of the Geysers plutonic complex (felsite unit), Geysers geothermal field, California: a 40Ar/39Ar and U–Pb study", Earth Planet. Sci. Lett. quyển 173, trang 285–298.
  • Dickin A. P. (1995). Radiogenic Isotope Geology. Cambridge, Nhà in Đại học Cambridge. ISBN 0-521-59891-5
  • Faure G. (1986). Principles of isotope geology. Cambridge, Nhà in Đại học Cambridge. ISBN 0-471-86412-9
  • Faure G., Mensing D., (2005), "Isotopes - Principles and applications". Ấn bản lần ba. J. Wiley & Sons. ISBN 0-471-38437-2
  • Lowe J.J., Walker M.J.C. (1997), Reconstructing Quaternary Environments (ấn bản lần hai). Longman publishing ISBN 0-582-10166-2
  • Ludwig K.R., Renne P.R., (2000) "Geochronology on the Paleoanthropological Time Scale", Evolutionary Anthropology 2000, quyển 9, số 2, trang 101-110.
  • Renne P.R., Ludwig K.R., Karner D.B. (1998), "Progress and challenges in geochronology", Science Progress, quyển 83 số 1, trang 107-121.
  • Renne P.R., Sharp W.D., Deino. A.L., Orsi G., Civetta L., 1997, "40Ar/39 Ar Dating into the Historical Realm: Calibration Against Pliny the Younger". Science, quyển 277, trang 1279-1280.
  • Smart P.L., Frances P.D. (1991), Quaternary dating methods - a user's guide. Quaternary Research Association Technical Guide, số 4, ISBN 0907780083

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_th%E1%BB%9Di_h%E1%BB%8Dc