Wiki - KEONHACAI COPA

Đế quốc thực dân Đan Mạch

Đế quốc thực dân Đan Mạch
1536–1953
Cờ Đan Mạch
Cờ
Quốc huy Đan Mạch
Quốc huy

Tiêu ngữSke Herrens vilje
"Những gì của Lãnh chúa sẽ được thực hiện"

'Quốc ca: 'Quốc ca và hoàng gia ca
Kong Christian stod ved højen mast
"Vua Christian được kề bên bởi bề tôi cao thượng"

Đế quốc thực dân Đan Mạch vào lúc mạnh nhất của nó.
Đế quốc thực dân Đan Mạch vào lúc mạnh nhất của nó.
Tổng quan
Vị thếĐế quốc
Thủ đôCopenhagen
Ngôn ngữ thông dụngNgôn ngữ chính thức:
Tiếng Đan Mạch
Ngôn ngữ địa phương:
Tiếng Na Uy, Tiếng Đức, Tiếng Iceland, Tiếng Greenland, Tiếng Faroe
Tôn giáo chính
Tôn giáo chính thức:
đạo Luther
Tôn giáo địa phương:
đạo Công giáo Rôma, đạo Tin Lành
Chính trị
Chính phủPhong kiến tập quyền
Vua 
Lịch sử 
• Thành lập
1536
• Giải thể
1953
Địa lý
Diện tích 
• 
2.655.564,76 km2
(1.025.319 mi2)
Kinh tế
Đơn vị tiền tệRiksdaler
Mã ISO 3166DK
Tiền thân
Kế tục
Đế quốc thực dân Na Uy
Liên minh Kalmar
Vương quốc Đan Mạch
Hiện nay là một phần của

Đế quốc thực dân Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: danske kolonier) và tiền Đế quốc Đan Mạch-Na Uy (tiếng Na Uy: Danmark-Norges kolonier) thể hiện những thuộc địa bị Đan Mạch-Na Uy (chỉ một mình Đan Mạch sau năm 1814) nắm giữ từ năm 1536 cho đến năm 1953. Vào lúc hùng mạnh nhất, nó trải dài khắp 4 lục địa (Châu Âu, Nam Mỹ, Châu PhiChâu Á). Giai đoạn bành trướng thuộc địa của đế quốc đánh dấu sự khởi đầu của việc vươn đến quyền lực của người Đan Mạchngười Na Uy trong liên minh. Là quốc gia chiếm ưu thế trong liên minh Đan Mạch-Na Uy, Đan Mạch là nơi các tượng đài của đế quốc được dựng lên; Copenhagen, thủ đô Đan Mạch ngày nay, từng cùng là thủ đô của Na Uy và Đan Mạch. Phần lớn người Na Uy di chuyển đến Copenhagen để tìm việc làm, học đại học, hoặc tham gia Lực lượng Hoàng Gia. Vào đỉnh cao nhất của nó, đế quốc rộng 2,655,564.76 km².[1]

Vào thế kỉ 17, sau sự mất mát lãnh thổ trên bán đảo Scandinavia, Đan Mạch-Na Uy bắt đầu xâm chiếm thuộc địa, xây dựng pháo đài và cảng giao thương ở Châu Phi, vùng Caribe và Ấn Độ. Sau năm 1814, khi Na Uy được cắt cho Thụy Điển kèm theo sau Chiến tranh Napoleon, Đan Mạch nắm giữ phần thuộc địa còn lại của Na Uy. Christian IV khởi phát chính sách mở rộng giao thương của Đan Mạch-Na Uy, như một phần của làn sóng chủ nghĩa trọng thương đang quét qua Châu Âu thời bấy giờ. Thuộc địa đầu tiên của Đan Mạch-Na Uy là Tranquebar (Trankebar) nằm dọc bờ biển nam Ấn Độ năm 1620. Đô đốc Ove Gjedde dẫn đầu đoàn thám hiểm thiết lập nên thuộc địa.

Ngày nay, phần sót lại của các thuộc địa của đế quốc (tiền thuộc địa của Na Uy) là các lãnh thổ trong Đan Mạch, quần đảo FaroeGreenland; quần đảo Faroe từng là một quốc gia thuộc Đan Mạch cho đến năm 1948, còn Greenland thì ngừng được xem như là thuộc địa năm 1953. Những vùng này giờ thuộc Đan Mạch với tư cách là quốc gia tự trị.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lãnh thổ của Đế quốc Đan Mạch-Na Uy (1800)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_th%E1%BB%B1c_d%C3%A2n_%C4%90an_M%E1%BA%A1ch