Wiki - KEONHACAI COPA

Đế quốc Haiti (1804–1806)

Đế quốc Haiti
1804–1806
Quốc kỳ Haitia
Quốc kỳ
Quốc huy Haitia
Quốc huy

Tiêu ngữLiberté ou la Mort! (Pháp)
"Tự do hay là Chết!"
Đế quốc Haiti
Đế quốc Haiti
Tổng quan
Thủ đôPort-au-Prince
Ngôn ngữ thông dụngPháp, Haiti
Tôn giáo chính
Công giáo La Mã
Chính trị
Chính phủQuân phiệt chế, Quân chủ tuyển cử, Cộng hòa đại nghị
Hoàng đế 
• 1804–1806
Jacques I
Lập phápQuốc hội
Lịch sử
Thời kỳĐầu thế kỉ 19
1 tháng 1, 1804
• Thành lập
22 tháng 9 1804
• Giải thể
17 tháng 10 1806
Kinh tế
Đơn vị tiền tệHaiti livre
Tiền thân
Kế tục
Saint-Domingue
Quốc gia Haiti
Haiti

Đế quốc Haiti (Pháp: Empire d'Haïti, Haiti: Anpi an Ayiti) là một quốc gia theo chế độ quân chủ tuyển cửBắc Mỹ. Haiti đã từng bị người Pháp chiếm đóng, nhưng vào ngày 1 tháng 1 năm 1804 mới tuyên bố độc lập. Tổng đốc Haiti, Jean-Jacques Dessalines đã tạo ra đế quốc này vào ngày 22 tháng 9 năm 1804 khi ông tự xưng là Hoàng đế Jacques I, rồi tổ chức lễ đăng quang của mình vào ngày 6 tháng 10. Đến ngày 20 tháng 5 năm 1805, Jacques I cho công bố bản Hiến pháp Đế chế, theo đó cả nước được chia thành sáu vùng quân khu do mỗi viên tướng đứng đầu được sự bổ nhiệm của Hoàng đế. Hiến pháp còn đề ra việc kế vị ngai vàng theo thể thức bầu chọn và Hoàng đế đương vị có quyền bổ nhiệm người kế vị ông. Hiến pháp cũng cấm người da trắng (hàm ý không phải là người da trắng địa phương mà là tất cả người nước ngoài) nắm giữ quyền sở hữu tài sản trong đế quốc.

Hoàng đế Jacques I trị vì không được bao lâu thì bị hai thành viên trong chính quyền của ông là Alexandre PétionHenri Christophe ám sát trên đường đến Port-au-Prince vào ngày 17 tháng 10 năm 1806, vụ ám sát đã dẫn đến sự chia rẽ trong cả nước với Pétion lãnh đạo nước Cộng hòa Haiti ở miền nam và Christophe cầm quyền Quốc gia Haiti ở miền bắc. Nhiều năm sau, vào ngày 26 tháng 8 năm 1849, Tổng thống Faustin Soulouque đã tái lập Đế quốc ở Haiti kéo dài cho đến tận ngày 15 tháng 1 năm 1859 mới trở lại là một nước cộng hòa như cũ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Louis-Joseph Janvier: Les Constitutions d’Haïti (1801–1885). C. Marpon et E. Flammarion, Paris 1886, S. 26–42. (PDF auf gallica.bnf.fr; 26,3 MB)
  • Thomas Madiou: Histoire d’Haïti. Band 3. Imprimerie de J. Courtois, Port-au-Prince 1848. (PDF, 38,1 MB; Standardwerk)
  • Franz Sundstral: Aus der schwarzen Republik. Der Neger-Aufstand auf Santo Domingo oder die Entstehungs-Geschichte des Staates Haiti. Leipzig 1903.
  • Justin-Chrysostome Dorsainvil: Manuel d’histoire d’Haïti. Frères de l'Instruction Chrétienne, Port-au-Prince 1934, S. 156–196.
  • Karin Schüller: Sklavenaufstand, Revolution, Unabhängigkeit: Haiti, der erste unabhängige Staat Lateinamerikas. In: Rüdiger Zoller (Hrsg.): Amerikaner wider Willen. Beiträge zur Sklaverei in Lateinamerika und ihre Folgen. (= Lateinamerika-Studien. 32). Vervuert, Frankfurt 1994, ISBN 3-89354-732-0, S. 125–143.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Haiti_(1804%E2%80%931806)