Wiki - KEONHACAI COPA

Đặng Việt Bảo

Nghệ sĩ ưu tú
Đặng Việt Bảo
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đặng Lưu Việt Bảo
Ngày sinh
29 tháng 5, 1957 (66 tuổi)
Nơi sinh
Thanh Trì, Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1977 – nay
Đào tạo
Vai diễnNam trong Bao giờ cho đến tháng Mười
Tác phẩm
Website

Đặng Việt Bảo (sinh ngày 29 tháng 5 năm 1957) là một diễn viên, đạo diễn điện ảnh người Việt Nam. Ông bắt đầu nổi tiếng với vai diễn trong những bộ phim như Tội lỗi cuối cùng, Bao giờ cho đến tháng Mười, Anh và em. Về sau, ông tiếp tục thành công trong vai trò đạo diễn với nhiều bộ phim gây tiếng vang như Chuyện làng Nhô, Ảo ảnh trắng, Thứ ba học trò, Gió nghịch mùa. Ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[1]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Việt Bảo tên đầy đủ là Đặng Lưu Việt Bảo, sinh ngày 29 tháng 5 năm 1957 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông bắt đầu theo học lớp diễn viên điện ảnh khóa 2 của trường Điện ảnh Việt Nam vào năm 1973 và tốt nghiệp vào năm 1977.[2] Vai diễn đầu tiên của ông là vai người công an trong bộ phim Cô gái và anh lái xe của đạo diễn Nông Ích Đạt. Ông gắn liền với những vai công an, bộ đội trong một thời gian khá dài, từ quân nhân chống Pháp trong Những đứa con của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư đến anh bộ đội chống Mỹ trong Rừng lạnh, rồi người lính thời bình trong Bãi biển đời người. Năm 1987, Đặng Việt Bảo sang Liên Xô để học đạo diễn tại VGIK.[3] Ông đã học đạo diễn ở Nga suốt 10 năm.[4]

Sau khi về nước vào năm 1996, ông bắt đầu làm việc ở Hãng phim truyện Việt Nam. Năm 2003, Việt Bảo chuyển từ Hà Nội vào sinh sống và làm việc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2005, ông chính thức xin chuyển biên chế về Hãng phim Giải phóng.[5] Kể từ năm 2016, ông giành toàn bộ thời gian cho việc giảng dạy các lớp đào tạo đạo diễn tại Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, bộ phim về người dân Tây Nguyên mang tên "Chim phí bay về cội nguồn" của ông đã chính thức ra mắt khán giả. Khi tham gia Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14, bộ phim đã được chiếu tại hội trường tỉnh và một số điểm chiếu khác trong thành phố Buôn Ma Thuột để phục vụ người dân tộc Êđê. Bộ phim cũng đã giành được Bông sen bạc tại liên hoan phim lần này.[6]

Năm 2010, bộ phim "Mẹ chồng nàng dâu" của ông lên sóng truyền hình. Bộ phim đã mang về cho nữ ca sĩ Thanh Ngọc giải nữ diễn viên suất sắc tại Liên hoan phim truyền hình toàn quốc diễn ra vào tháng 12 cùng năm.[7]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

NămPhimVai diễnĐạo diễnNguồn
1976Cô gái và anh lái xeThiếu úy MaiNông Ích Đạt[8]
1977Những đứa conAnh HiếuNghệ sĩ nhân dân Nguyễn Khánh Dư[9]
1978Tiếng gọi phía trướcĐằngLong Vân
1979Tội lỗi cuối cùngCông an giám thị TuấnNghệ sĩ nhân dân Trần Phương[10][11]
1980Ngày ấy bên sông LamThànhNguyễn Ngọc Trung
1981Nhịp sống hài hòaLái xe TuấnDanh Tấn
1982Rừng lạnhNẫmNghệ sĩ nhân dân Trần Phương
1983Bãi biển đời ngườiKhanhNghệ sĩ nhân dân Hải Ninh[12]
1984Đêm miền yên tĩnhLái xe TânNghệ sĩ nhân dân Trần Phương, Nguyễn Hữu Luyện
Đàn chim trở vềSinh viên LinhNghệ sĩ nhân dân Nguyễn Khánh Dư[13][14]
Bao giờ cho đến tháng MườiNamNghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh[15][16]
1985Tọa độ chếtPhongSamvel Gasparov, Nguyễn Xuân Chân[17][18]
Tiếng bom hòa bìnhKhiệpNghệ sĩ ưu tú Lê Đức Tiến
1986Anh và emHiềnNghệ sĩ nhân dân Trần Vũ[19]
1993Trái tim tự thúĐoànĐặng Việt Bảo[20]

Vai trò đạo diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

NămTên phimBiên kịchGhi chúNguồn
1993Trái tim tự thúPhim video[20]
Bão lòng[21]
Em lại về với biển[22]
1995Em không thể xa anhĐặng Việt Bảo[23]
2004Chim phí bay về cuội nguồnThảo PhươngPhim video[24][25]
2005Những đứa con của núiĐỗ Trọng Phụng[26]
2008Hồn thiêng xứ núi[27]

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

NămTên phimGhi chúTậpKênhNguồn
1996Giấy quỳ[28]
Khoảng cáchDựa trên truyện ngắn "Nơi đất trời gặp gỡ" của Phan Thanh Khải.

Phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán

1VTV1
Ảo ảnh trắng5VTV1[29]
1997Lối về1HanoiTV[30]
1998Hình bóng cuộc đời2VTV3[31]
Duyên lạChuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Dậu.2[32]
Chuyện làng Nhô (en)4VTV3[33][34]
Vòng xoáy cuộc đời2HanoiTV
1999Mãnh lực phố phườngDựa trên truyện ngắn cùng tên của Lê Hoài Nam2VTV3[35]
2001Lộc xuân1[30]
2003Đảo chắn sóngPhát sóng trong chương trình Điện ảnh chiều thứ bảy2[36]
2006Truy đuổi1VTV3
2007GhenBộ phim được chia làm 6 phần, Việt Bảo đạo diễn phần 1, 234HTV9[37][38]
2008Cỏ đuôi gà60[39][40]
2009Gió nghịch mùa40HTV7[41]
Ký ức mong manh45[42]
Thứ ba học tròTên cũ là Nhất quỷ nhì ma33HTV9[43][44]
2010Vũ điệu tình yêu30HTV7[45]
Thụy khúc33[46]
Mẹ chồng nàng dâu34THVL1[47]
2011Dòng đời nghiệt ngã30HTV9[48]
Chân tình33THVL1
Quý ông thời đại42SCTV14[49]
Lặng lẽ yêu em35THVL1[50]
Không phải tôi30HTV7[51]
2012Tình mẹ33HTV9[52]
Ông xã vạn tuế30THVL1[53]
Chuyện xứ dừa30SCTV14[54][55]
2013Bướm đêm1VTV1[56]
2014Điệp khúc tình31HTV7[57][58]
Vòng vây hoa hồng35[59]
2015Mặt nạ thiên thần30HTV7[60][61]
Khi em đã lớn30[62][63]
Quyền năng thầy bói1VTV1[64]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Bảo từng có một cuộc hôn nhân với người được ông gọi là "Vàng mười" và có hai người con. Con trai cả được sinh ra không lâu trước khi ông bắt đầu sang Liên Xô du học. Năm 2003, hai người con của ông đều theo mẹ sang định cư ở Mỹ,[65] ông cũng chuyển từ Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh.[66]

Thành tựu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng và đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

NămLễ trao giảiHạng mụcTác phẩmKết quảNguồn
2004Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14Phim truyện videoChim phí bay về Cội nguồnBông sen bạc[67]
2006Giải Cánh diều 2005Phim truyền hình ngắn tậpNhững đứa con của núiĐề cử[68]
Liên hoan phim Du lịch Thái Bình DươngPhim hay nhấtHồn thiêng xứ núiĐoạt giải

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo: Hạnh phúc khi làm được những điều mình thích”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. 18 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ Kim Anh (16 tháng 12 năm 2009). “Đạo diễn Đặng Lưu Việt Bảo thích làm phim học trò”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 33.
  4. ^ Đỗ Quyên (31 tháng 1 năm 2016). “Tuổi già đơn chiếc của diễn viên phim 'Bao giờ cho đến tháng Mười'. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ PV (18 tháng 11 năm 2019). “NSƯT Đặng Lưu Việt Bảo: Hạnh phúc khi làm được những điều mình thích”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  6. ^ Lê Ngọc Minh (11 tháng 11 năm 2004). "Chim phí bay về cội nguồn"- bộ phim xúc động về đồng bào Tây Nguyên”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  7. ^ Linh Đoan (2 tháng 1 năm 2011). “Giải thưởng không là áp lực!”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  8. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 31.
  9. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 30.
  10. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 805.
  11. ^ Châu Mỹ (10 tháng 9 năm 2015). “Dàn diễn viên phim về Hiền 'Cá Sấu' sau 35 năm”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 32.
  13. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 240.
  14. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 810.
  15. ^ Di Ca (28 tháng 5 năm 2016). “Dàn sao phim 'Bao giờ cho đến tháng mười' ngày ấy - bây giờ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  16. ^ Malo & Williams (1994), tr. 474.
  17. ^ Nash (1997), tr. 146.
  18. ^ Navarro (2018), tr. 199.
  19. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 227.
  20. ^ a b Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 818.
  21. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 511.
  22. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 629.
  23. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 797.
  24. ^ Võ Hà Linh (10 tháng 7 năm 2004). “Chùm phim truyện mới phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Báo Nhân Dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  25. ^ Việt Văn (6 tháng 4 năm 2022). “Còn ít phim truyện hay về đề tài miền núi và dân tộc thiểu số”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  26. ^ Q.N (28 tháng 3 năm 2005). “Phim truyền hình: Đồng nghiệp”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  27. ^ YHán Êban (10 tháng 12 năm 2008). “Hồn thiêng xứ núi - phim về cồng chiêng Tây nguyên”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  28. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 636.
  29. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 503.
  30. ^ a b Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 680.
  31. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 647.
  32. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 600.
  33. ^ Phạm Ngọc Tiến (26 tháng 1 năm 2009). “Người "bán mặt". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  34. ^ Phạm Ngọc Tiến (29 tháng 8 năm 2019). “Đàn bà đẹp viết văn”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  35. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 688.
  36. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 603.
  37. ^ Vinh Nguyễn (14 tháng 3 năm 2007). “Khởi chiếu phim Ghen”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  38. ^ Huỳnh Thị Yến (31 tháng 7 năm 2007). “Khi đạo diễn không còn là 'vua'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  39. ^ Thành Trung (26 tháng 9 năm 2008). “Duy Băng tiết lộ Hậu trường Cỏ đuôi gà”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  40. ^ P.Quỳnh (2 tháng 8 năm 2008). “Cỏ đuôi gà - phim không 'sao'. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  41. ^ Minh Tuyền (24 tháng 7 năm 2009). “Khởi chiếu "Gió nghịch mùa". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  42. ^ Nguyên Vân (21 tháng 10 năm 2009). “Hồi hộp với "Ký ức mong manh". Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  43. ^ Thành Trung (1 tháng 9 năm 2009). “Sôi động phim teen mùa tựu trường”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2021.
  44. ^ Kim Anh (11 tháng 8 năm 2009). "Nhất quỷ nhì ma"- Phim về tình thầy trò”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  45. ^ “Phương Trinh: Tôi thuộc mẫu người tham lam...”. Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 10 tháng 7 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  46. ^ Bạch Điệp (17 tháng 12 năm 2009). “Trí Quang lừa tình”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  47. ^ M.Huỳnh (8 tháng 8 năm 2010). “Mẹ chồng - nàng dâu Việt Nam sắp lên sóng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  48. ^ Thanh Ngọc (6 tháng 2 năm 2011). “Diễm My 9X rạng rỡ đón xuân”. ZingNews. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  49. ^ Hoàng Lê (20 tháng 3 năm 2011). “Khi con người chống chọi thiên tai”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  50. ^ L.Đoan (19 tháng 6 năm 2011). “Lặng lẽ yêu em”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  51. ^ Linh Đoan (14 tháng 9 năm 2011). “Hành trình đi tìm công lý”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  52. ^ Thanh Bình (2 tháng 3 năm 2012). “Tình mẹ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  53. ^ Thiên Hương (18 tháng 1 năm 2012). “Minh Béo: Sẵn sàng từ chối thù lao cao để diễn từ thiện”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  54. ^ Công Triệu (6 tháng 11 năm 2019). “Mặt trời lúc nửa đêm - Kỳ cuối: Tình thương nuôi tôi lớn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  55. ^ Hoàng Lê (4 tháng 10 năm 2012). “Mất trắng nếu không hút khán giả”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  56. ^ Hoàng Lê (17 tháng 11 năm 2013). “Bướm đêm: những số phận nghiệt ngã”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
  57. ^ Hoàng Lê (27 tháng 4 năm 2014). “Lê Khánh đổi hình tượng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  58. ^ N.Vân (21 tháng 4 năm 2014). “Xem & nghe 21.4.2014”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  59. ^ N.H. (8 tháng 11 năm 2014). 'Vòng vây hoa hồng' lên sóng HTV7”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  60. ^ Hoàng Lê (12 tháng 3 năm 2015). “Nhật Hạ nay đã lớn”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2022.
  61. ^ Châu Mỹ (5 tháng 3 năm 2015). “Hứa Vĩ Văn vào vai tội phạm bất đắc dĩ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  62. ^ Kiều Thuận (5 tháng 9 năm 2015). “Nguyệt Ánh gặp vô vàn bi kịch trong phim mới”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  63. ^ Đại Mỹ Lệ (11 tháng 9 năm 2015). “Giải trí cuối tuần”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  64. ^ VTV News (28 tháng 12 năm 2015). “Quyền năng thầy bói: Xem NSƯT Đức Hải hoá thầy bói lắm mưu nhiều kế | VTV.VN”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
  65. ^ Thu Giang (20 tháng 5 năm 2016). “Diễn viên 'Bao giờ cho đến tháng mười' lần đầu tiết lộ lý do ly hôn”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  66. ^ Châu Mỹ (15 tháng 9 năm 2015). “Diễn viên 'Bao giờ cho đến tháng mười' không tái hôn vì bận làm phim”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2022.
  67. ^ H.T. (19 tháng 11 năm 2004). "Chim phí bay về cội nguồn". Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2022.
  68. ^ “Tối nay, 18-3: Trao giải Cánh diều vàng 2005”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 18 tháng 3 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Vi%E1%BB%87t_B%E1%BA%A3o