Wiki - KEONHACAI COPA

Đậu đỏ

Đậu đỏ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Fabales
Họ (familia)Fabaceae
Chi (genus)Vigna
Loài (species)V. angularis
Danh pháp hai phần
Vigna angularis
(Willd.) Ohwi & H. Ohashi

Đậu đỏ (danh pháp hai phần: Vigna angularis, tên tiếng Anh: Azuki bean, có khi gọi tắt là Azuki) là cây dây leo hàng năm thuộc phân họ Đậu, được trồng nhiều từ Đông Á đến Himalaya. Hạt đậu đỏ dài khoảng 5 mm, có màu đỏ nhưng đôi khi có màu trắng, đen, xám... Các nhà khoa học cho rằng Vigna angularis var. nipponensis là loài gốc, và các giống khác phát sinh từ đó.

Các bằng chứng về gen chứng minh rằng đậu đỏ đã được thuần hóa trước tiên ở vùng núi Himalaya. Nó được trồng ở bán đảo Triều Tiên và đông bắc Trung Quốc từ trước năm 1000 trước công nguyên[1]. Sau đó đậu đỏ được di thực đến Nhật Bản, nơi mà đến nay đậu đỏ trở thành loại đậu phổ biến thứ 2 sau đậu tương[2]. Nó thường cao khoảng từ 30 đến 90 cm[3]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Đậu đỏ được sử dụng trong ẩm thực của Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ...

Đậu đen thường được làm ngọt trước khi ăn. Nó được ăn mầm hoặc là luộc. Trong ẩm thực thì đậu đỏ cũng được sử dụng trong nhiều món ăn của Trung Quốc và làm đồ ngọt của Nhật Bản. Vỏ quả trẻ và mềm được nấu chín như một loại rau.

Hạt được nướng lên sẽ được sử dụng để thay thế cho cà phê.[3]

Dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt đậu đỏ chứa hàm lượng đáng kể chất xơ và xơ hòa tan, protein, carbohydrat, sắt[4] và một phần lớn các vitamin như vitamin A, B1, B2, B12. Ngoài ra, hạt đậu đỏ cũng chứa các khoáng chất khác như kẽm, magnesi, phosphor,…[5]

Quan niệm phong thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quan niệm về phong thủy thì đậu đỏ mang màu đỏ thậm tượng trưng cho sự may mắn. Đây là màu sắc sẽ giúp có thêm được tài lộc vào nhà và đẩy lùi đi mọi điều xui xẻo và buồn phiền.

Túi đựng đậu đỏ sẽ là một vật phẩm để có được tài lộc và may mắn từ đậu đỏ. Cách làm túi này thì đầu tiên cần chuẩn bị những hạt đậu đỏ căng mẩy, không sâu mọt hay nứt mẻ và một chiếc túi gấm nhỏ có dây rút. Bỏ nắm hạt đậu đỏ vào túi, đối với nam là 7 hạt còn với nữ là 9 hạt. Thắt miệng túi lại và đem để dưới gối, cách một tuần thì thay đậu đỏ một lần.[6]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ tiên hoang dã được cho là của đậu đỏ là V. angularis var. nipponensis. Loài hoang dã này sinh sống ở Nhật Bản, Bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc, NepalBhutan. Người ta không biết rõ nơi nào đậu đỏ được thuần hóa. Tuy nhiên, đậu đỏ vẫn tồn tại như một loài cây trồng phức hợp ở Nhật Bản.[7]

Đặc điểm sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống rễ của nó là một cái rễ cái có thể đạt độ sâu từ 40 đến 50 cm. Các lá có ba lá chét, có hình thù lông chim và được sắp xếp xen kẽ dọc theo thân cây trên cuống lá dài. Những bông hoa có màu vàng sáng được sắp xếp trong một cụm hoa từ 6 đến 10 bông. Quả của đậu đỏ mịn, hình trụ và có vỏ thành mỏng.[3]

Tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm soát bệnh tiểu đường[sửa | sửa mã nguồn]

Protein chứa trong đậu đỏ có khả năng ức chế α-glucosidas trong đường ruột. α-glucosidas là một loại enzyme có nhiệm vụ phá vỡ các carbohydrate phức hợp như tinh bộtglycogen. Tác dụng này khiến cho đậu đỏ trở thành một sự lựa chọn phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn uống, kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Kiểm soát các bệnh về tim mạch và huyết áp[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đậu đỏ có chứa chất xơ, folate, potassium, magnesivitamin B. Khi ăn đậu đỏ thường xuyên thì chất xơ trong đậu đỏ sẽ giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong cơ thể ở mức phù hợp. Ngoài ra, potassium trong đậu đỏ còn giúp mạch máu giãn nở ra, từ đó tăng cường lưu thông máu và giúp huyết áp và áp lực tác động lên thành tim giảm bớt.

Tăng cường hệ miễn dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đậu đỏ có hàm lượng cao các chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại bệnh và tăng cường sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã xác định được có tối thiểu 29 hợp chất chống oxy hóa chứa trong đậu đỏ.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://infomag.eucck.org/storage/contentsfiles/0_99/48/infomag110.pdf
  2. ^ “NICS Online Crop Information Center”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2011.
  3. ^ a b c “Vigna angularis Adzuki Bean PFAF Plant Database”. pfaf.org. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Mixed Bean Salad (information and recipe) from The Mayo Clinic Healthy Recipes. Truy cập February 2010.
  5. ^ “Ăn đậu đỏ rất tốt nhưng cần nhớ kỹ những lưu ý này khi ăn để tránh 'rước bệnh vào thân'. Báo điện tử Tiền Phong. 5 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ 2sao.vn (16 tháng 5 năm 2017). “2Sao.vn”. 2Sao.vn (bằng tiếng vietnamese). Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  7. ^ Kaga, Akito; Isemura, Takehisa; Tomooka, Norihiko; Vaughan, Duncan A. (1 tháng 2 năm 2008). “The Genetics of Domestication of the Azuki Bean (Vigna angularis)”. Genetics. 178 (2): 1013–1036. doi:10.1534/genetics.107.078451. ISSN 0016-6731. PMC 2248364. PMID 18245368.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]



Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu_%C4%91%E1%BB%8F