Wiki - KEONHACAI COPA

Đập Hoover

Đập Hoover
Đập Hoover bởi Ansel Adams, năm 1942
Tên chính thứcĐập Hoover
Vị tríQuận Clark, Nevada / Quận Mohave, Arizona, Hoa Kỳ
Mục đíchNăng lượng, kiểm soát lũ, lưu trữ nước, quy định, giải trí
Tình trạngĐang sử dụng
Khởi công1931
Khánh thành1936
Chi phí xây dựng49 triệu đô la (1931) 700 triệu đô la (2016)
Chủ sở hữuChính phủ Hoa Kỳ
Điều hànhCục Khai hoang Hoa Kỳ
Đập và đập tràn
Loại đậpBê tông vòm trọng lực
NgănSông Colorado
Chiều cao726,4 ft (221,4 m)
Chiều dài1,244 ft (0,379 m)
Độ cao ở đỉnh1,232 ft (0,376 m)
Chiều rộng (đỉnh)45 ft (14 m)
Chiều rộng (đáy)660 ft (200 m)
Dung tích đập3.250.000 yd khối (2.480.000 m3)
Loại đập tràn2 kiểm soát cửa trống
Dung tích đập tràn400,000 cu ft/s (11,3267 m3/s)
Hồ chứa
Tạo thànhHồ Mead
Tổng dung tích28.537.000 acre⋅ft (35,200 km3)
Năng lực hoạt động15.853.000 acre⋅ft (19,554 km3)
Năng lực không hoạt động10.024.000 acre⋅ft (12,364 km3)
Diện tích lưu vực167.800 dặm vuông Anh (435.000 km2)
Diện tích bề mặt247 dặm vuông Anh (640 km2)[1]
Chiều dài tối đa112 mi (180 km)
Độ sâu nước tối đa590 ft (180 m)
Độ cao bình thường1,219 ft (0,372 m)
Trạm năng lượng
Nhà điều hànhCục Khai hoang Hoa Kỳ
Ngày chạy thử1936-1960
Đầu thủy lực590 ft (180 m) (Tối đa)
Tua bin13× 130 MW
2× 127 MW
1× 68.5 MW
1× 61.5 MW loại Francis
2× 2.4 MW loại Pelton
Đập Hoover
Map
Tên chính thức
  • Hoover Dam
Quốc gia
Tọa độ36°00′57″B 114°44′16″T / 36,0158°B 114,7378°T / 36.0158; -114.7378
Tình trạngĐang hoạt động
Bắt đầu vận hành
  • 1936
Sở hữu
Vận hành
  • United States Bureau of Reclamation
Nhà máy điện thủy triều
Biên độ triều
  • 181 m (594 ft)
Phát điện
Công suất lắp đặt2,080 MW
Hệ số năng suất23%
Điện năng thực hàng năm4,2 TWh (15 PJ)[2]
Liên kết ngoài
Trang web www.usbr.gov/lc/hooverdam/</li></ul></div> 
CommonsRelated media on Commons
Trang web
Cục Khai hoang: Khu vực Hạ Colorado - Đập Hoover
Đập Hoover
Thành phố gần nhấtThành phố Boulder, Nevada
Tọa độ36°0′56″B 114°44′16″T / 36,01556°B 114,73778°T / 36.01556; -114.73778
Xây/Thành lập1933
Kiến trúc sưSáu công ty, Inc. (kiến trúc), Gordon Kaufmann (mặt ngoài)
Kiểu kiến trúcArt Deco
MPSCác cầu xe cộ ở Arizona MPS (AD)
Số NRHP #81000382
Những ngày quan trọng
Đưa vào NRHP8 tháng 4 năm 1981[3]
Công nhận NHL20 tháng 8 năm 1985[4]

Đập Hoover, đã từng có tên gọi là đập Boulder, là một đập vòm bê tông trọng lực trong Black Canyon của sông Colorado, trên biên giới giữa các tiểu bang ArizonaNevada của Hoa Kỳ. Nó được xây dựng giữa năm 1931 và năm 1936 trong cuộc Đại suy thoái. Việc xây dựng dập là kết quả của một nỗ lực to lớn liên quan đến hàng ngàn công nhân, và lấy đi hơn 100 sinh mạng. Đập mang tên chính thức đập Hoover sau nghị quyết Quốc hội năm 1947.

Tuy nhiên con đập này được cho là đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ở khu vực hạ lưu sông Colorado, khiến cho châu thổ sông Colorado bị khô hạn nghiêm trọng và thu hẹp đáng kể.

Sông Colorado rộng lớn với chiều dài 2.333 km, cung cấp nước tưới cho 1/12 ruộng đất nước Mỹ. Sông bắt đầu từ đầu nguồn thượng lưu dãy núi Rocheuses hướng về Tây Nam xuyên vượt sông Colorado, Utah và chảy qua khe sâu lớn, chảy vào bang New Mexico trước khi rót vào vịnh California, thành sông ranh giới giữa bang Arizona và bang Nevada, bang Arizona và bang Califonia. Sông Colorado là một con sông "dữ dội". Năm 1905, nó đột nhiên hoàn toàn thay đổi đường đi, hình thành nên hồ Sorton dài 77 km², đe dọa đánh chìm lòng sông Inpiril bang California. Để khống chế và cải thiện điều kiện tưới nước, đồng thời dùng nó với mục đích phát điện, nhà chức trách quyết định xây dựng một đập nước lớn ở đoạn sông giáp giới bang Arizona và Nevada. Năm 1928, quốc hội xuất tiền, và công trình được khởi công vào năm 1931. Tổng thống lúc bấy giờ là Herbert Hoover hết sức quan tâm đến dự án này, quyết định lấy tên mình đặt là đập nước Hoover. Năm 1936, công trình xây xong, nhưng tổng thống Roosevelt gọi nó là đập nước Boulder. Tên này được dùng mãi đến năm 1947, về sau quốc hội mới khôi phục lại tên cũ.

Để xây dựng đập nước này, người ta phải đào 8,2 triệu tấn nham thạch, với số lượng thép tương đương dùng để xây dựng Empire State Building. Nền đập dày 201 m, cao 221 m, suýt soát với độ cao của tòa nhà 70 tầng. Chỗ dựa sát vào phía Bắc đập nước đã thành hồ Mead, một trong những kho nước nhân tạo lớn nhất thế giới, với hình răng cưa không có quy tắc, dài 177 km, tuyến bờ hồ dài 1.323 km.

Ở phía Bắc hồ Meadcông viên quốc gia sa thạch đỏ rộng 14.165 ha. Sa thạch ở đây đang từ màu đỏ như lửa dần biến thành màu tím nhạt. Mưa gió xâm thực, sa thạch bị đẽo gọt thành dạng lọng tròn, tổ ong và các hình trạng lạ lùng độc đáo, giống như đầu và vòi của con voi lớn.

Khoảng 4.000 người đã tham gia xây dựng đập nước Hoover. Hoover nằm tại thị trấn Borde, một khu làng xinh xắn dễ chịu, với đủ nét đặc sắc của cả thành thị và thôn quê.

Những người chết do xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Có 112 trường hợp tử vong liên quan đến việc xây dựng đập nước. Việc đầu tiên là JG Tierney, một thanh tra, người đã bị chết đuối vào ngày 20 tháng 12 năm 1922, trong khi tìm kiếm một vị trí lý tưởng cho đập.[5] Cái chết cuối cùng trong danh sách tử vong chính thức của dự án xảy ra vào ngày 20 tháng 12 năm 1935, khi một người trợ giúp, Patrick Tierney, con trai của JG Tierney, bị rơi từ một tháp. Bao gồm ba công nhân, một người vào năm 1932 và hai người vào năm 1933, người đã tự tử tại chỗ trong danh sách tử vong.[6][7][8] Có 96 ca tử vong xảy ra trong quá trình xây dựng tại công trường.  Trong số 112 trường hợp tử vong, 91 là nhân viên của công ty, 3 là nhân viên BOR, và 1 là một người tham gia vào khu vực công trường, với các nhân viên còn lại của nhiều nhà thầu khác nhau, không phải của Six Company.[9]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn cảnh đập nước qua ảnh rộng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Frequently Asked Questions: Lake Mead”. Bureau of Reclamation. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
  2. ^ “Frequently Asked Questions: Hydropower”. Bureau of Reclamation. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ “Inventory-Nomination form: Hoover Dam” (PDF). National Register of Historic Places. National Park Service. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
  4. ^ “Hoover Dam”. National Historic Landmark summary listing. National Park Service. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2010.
  5. ^ "Fatalities" Lưu trữ 2011-05-15 tại Wayback MachineEssays. Bureau of Reclamation. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2011.
  6. ^ DuTemple, Lesley (2003). The Hoover Dam. Twenty-First Century Books. p. 82. ISBN 0822546914.
  7. ^ "Fatalities at Hoover Dam"Desert Gazette. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ "Hoover Dam: 1935 Fatalities" Lưu trữ 2016-12-30 tại Wayback MachineUnited States Bureau of Reclamation. Ngày 12 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2016.
  9. ^ Stevens 1988, p. 320
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADp_Hoover