Wiki - KEONHACAI COPA

Đạm Đài Diệt Minh

Đạm Đài Diệt Minh
澹臺滅明
Thất thập nhị hiền
Tên húyĐạm Đài Diệt Minh
Tên chữTử Vũ
Tôn xưngĐạm Đài Tử
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húy
Đạm Đài Diệt Minh
Ngày sinh
512 TCN
Nơi sinh
Vũ Thành
An nghỉNam Xương
Giới tínhnam
Học vấn
Thầy giáo
Khổng Tử
Nghề nghiệpnhà triết học
Tôn giáoNho giáo
Quốc giaLỗ
Thời kỳXuân Thu
Truy phong
Tước hiệu
Kim Hương hầu

Đạm Đài Diệt Minh (tiếng Trung: 澹臺滅明; bính âm: Dantai Mieming; Wade–Giles: Tan-t'ai Mieh-ming), họ kép Đạm Đài, tên Diệt Minh, tự Tử Vũ (子羽)[1], tôn xưng Đạm Đài Tử (澹颱子) người Vũ Thành[2], nước Lỗ thời Xuân thu, là một trong thất thập nhị hiền của Nho giáo.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Đạm Đài Diệt Minh có tướng mạo xấu xí. Khổng Tử ban đầu nhìn thấy diện mạo của Đạm Đài, cho rằng người này kém tài năng, thiếu kiến thức. Nhưng sau một thời gian học tập, rèn luyện thực tiễn, hành xử quang minh chính đại, Đạm Đài khiến Khổng Tử đổi mới cái nhìn.

Đạm Đài Diệt Minh đi du lịch Giang Hoài, cũng ở nơi ấy bộc lộ tài năng, dạy học ở Nam Xương, đệ tử đến học hơn 300 người. Việc đến tai Khổng Tử, Khổng Tử than thở rằng: Dĩ mạo thủ nhân, thất chi Tử Vũ (以貌取人,失之子羽).[3]

Đạm Đài Diệt Minh từng làm phụ tá cho quan tể đất Vũ Thành là Ngôn Yển, cũng là đồng môn. Khi Khổng Tử hỏi rằng đất Vũ Thành có nhân tài nào không, Ngôn Yển liền đáp rằng: Có người tên là Đạm Đài Diệt Minh, không theo lối nhỏ, nếu không vì việc công, không đến phòng của Yển.[4]

Thành ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trông mặt mà bắt hình dong, lấy từ câu Dĩ mạo thủ nhân (以貌取人) của Khổng Tử.

Truyền thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Có lần, Đạm Đài Diệt Minh mang khối ngọc ngàn vàng qua sông. Đến giữa sông, có hai con giao hiện ra muốn cướp ngọc. Đạm Đài Diệt Minh tức giận, chém chết hai con giao, lại ném ngọc xuống sông, chứng minh phẩm đức của bản thân.[5]

Mộ địa[sửa | sửa mã nguồn]

Đạm Đài Diệt Minh qua đời, nhiều nơi dựng mộ để thờ tự. Người Nam Xương dựng mộ, xây Đạm Đài môn để kỷ niệm. Ngoài Nam Xương, còn có ba nơi có mộ Đạm Đài là Vũ Thành, Trần Lưu, Dự Chương.

Mộ Đạm Đài Diệt Minh nằm trong khuôn viên trường Trung học số 2 thành phố Nam Xương. Mộ từng được tri phủ Phạm Lai thời Minh trùng tu, học sứ Vương Tư Huấn thời Thanh dựng bia đá có hàng chữ Tiên hiền Đạm Đài Tử chi mộ (先賢澹颱子之墓). Đây được cho là mộ thật, nhưng đã bị phá hủy trong Cách mạng Văn hóa.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vương Túc, Khổng Tử gia ngữ, quyển 9.
  2. ^ Vũ Thành (武城). Về quê hương của Đạm Đài Diệt Minh, ngày nay là thôn Đại Đàn (大罈村), nơi có Đạm Đài Tử từ, đang bị ba huyện Bình Ấp, Vũ Thành, Cố Thành tranh chấp.
  3. ^ Tư Mã Thiên, Sử ký, Trọng Ni đệ tử liệt truyện.
  4. ^ Luận ngữ, Ung dã thiên: 有澹颱滅明者,行不由徑,非公事,未嘗至于偃之室也。
  5. ^ Thủy kinh chú, Hà thủy chú.
  6. ^ Hoàng Thu Dung, Hạt ngọc phủ bụi - Học trò của Khổng Tử: Đạm Đài Diệt Minh[liên kết hỏng], đăng trên website điện tử của chính quyền huyện Bình Ấp.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1m_%C4%90%C3%A0i_Di%E1%BB%87t_Minh