Wiki - KEONHACAI COPA

Đại thánh

Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không
Danh hiệu trong tôn giáo
Phật & Phật Mẫu
& Như Lai & Phật tử
Bích-chi Phật & A-la-hán
& Thanh Văn
Đại bồ tát & Bồ tát nhỏ
& Bồ tát
Tiên / Tiên nữ
Thứ Tiên / Đại Tiên / Tiểu Tiên
Thánh & Thánh Mẫu & Thánh vương
Thánh nữ & Thánh Linh & Thánh cậu
Trung thánh &
Đại thánh & Tiểu thánh
Chúa & Nữ Chúa
Chúa Con & Chúa Cha
Thần & Á thần
Mẫu thần & Nữ thần
Tiểu Thần & Trung Thần &
Đại Thần

Đại thánh (chữ Hán: 大聖) là một từ cổ dùng để chỉ những người có siêu năng lực hoặc thánh nhân vĩ đại, tài đức hoàn toàn được nhắc tới trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Danh hiệu này thường xuyên xuất hiện trong những câu chuyện và tiểu thuyết mang tính huyền huyễn, kỳ ảo.

Siêu thực, siêu nhiên hoặc chỉ đơn thuần là chứa đựng nhiều sự phóng đại, hoa mỹ hóa.

Thất Đại Thánh[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng quan và danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bộ tiểu thuyết Tây Du Ký, một trong bốn tác phẩm kinh điển kiệt xuất nhất của nền văn học Trung Hoa, nhân vật Tôn Ngộ Không đã kết bái huynh đệ với sáu tên yêu vương (yêu ma). Cả bảy người đều tự xưng là đại thánh, gọi là Thất Đại Thánh.

SốĐại ThánhHán tựVương hiệuBản thể
1Bình Thiên Đại Thánh平天大聖Ngưu Ma VươngTrâu
2Phúc Hải Đại Thánh覆海大聖Giao Ma VươngGiao long
3Hỗn Thiên Đại Thánh混天大聖Bằng Ma VươngChim bằng
4Di Sơn Đại Thánh移山大聖Sư Đà VươngSư tử
5Thông Phong Đại Thánh通風大聖Di Hầu VươngKhỉ maca
6Khu Thần Đại Thánh驅神大聖Ngu Nhung VươngHươu
7Tề Thiên Đại Thánh齊天大聖Mỹ Hầu VươngKhỉ

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Phim ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bình Thiên đại thánh Ngưu Ma Vương
#PhimNămThủ vaiĐịnh dạng
1Đại thoại Tây du 11995Lục Thụ MinhĐiện ảnh
2Đại thoại Tây du 21995Lục Thụ MinhĐiện ảnh
3Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không2002Hoàng Nhất PhiTruyền hình
4Tây Du Ký2011Trần Chi HuyTruyền hình
5Tây du ký: Đại náo Thiên cung2013Quách Phú ThànhĐiện ảnh
6Đại thoại Tây du 32016Trương SiêuĐiện ảnh
7Đại thoại Tây du: Mối tình vạn năm2017Dương Quân ThừaTruyền hình
8Hoa Du Ký2017Cha Seung WonTruyền hình
9Đại Bát Hầu2018Vương Xuân QuangTruyền hình
  • Hỗn Thiên đại thánh Giao Ma Vương
    • Tây Du Ký》(2010) do Vương Lực Khả thủ vai

Tiểu thuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng Ma Vương xuất hiện trong bộ tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Tarō Tatsunoko mang tên Mondaiji (2011), dưới tên gọi Hōmaō hoặc Houmaou và được mô tả là con gái của thần Karura. Tiểu thuyết được chuyển thể thành anime năm 2013.

Thông Thiên Đại Thánh[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đời nhà Nguyên, tức trước khi có bộ tiểu thuyết Tây Du Ký hoàn chỉnh được viết bởi Ngô Thừa Ân, đã xuất hiện nhiều giai thoại xoay quanh nhân vật Tề Thiên Đại Thánh.[1] Trong câu chuyện, Tề Thiên Đại Thánh có một người em trai tên là Thông Thiên Đại Thánh (通天大圣). Tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc tồn tại rất nhiều đền miếu thờ tự chung hai vị Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh, nổi bật nhất có miếu Song Thánh Bảo Sơn được khám phá vào năm 2018 bởi các nhà khảo cổ học và tìm được một ngôi mộ cổ, bên trong ngôi mộ có hai bài vị khắc tên của Tề Thiên Đại Thánh và Thông Thiên Đại Thánh.

Thủy Viên Đại Thánh[sửa | sửa mã nguồn]

Là danh xưng của Xích Khao Mã Hầu một trong tứ hầu gồm Thông Bích Viên Hầu, Lục Nhĩ Mỹ Hầu, Mỹ Hầu Vương, Xích Khao Mã Hầu. Sức mạnh của Thủy Viên Đại Thánh được coi là vô song và có khả năng khống chế nước điêu luyện nhờ việc đã tu luyện được Phật pháp và thành đạo.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_th%C3%A1nh