Wiki - KEONHACAI COPA

Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2003

ASEAN Para Games II
Tập tin:2003 ASEAN Para Games Logo.jpg
Thành phố chủ nhàHà Nội, Việt Nam
Khẩu hiệu"Đoàn kết, hợp tác, hữu nghị trong một thế giới hòa bình"
Quốc gia tham dự11
Vận động viên tham dự740
Các sự kiện287 nội dung của 5 môn thể thao
Lễ khai mạc21 tháng 12, 2003
Lễ bế mạc27 tháng 12, 2003
Tuyên bố khai mạc bởiPhạm Gia Khiêm
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Địa điểm chínhSân vận động Quốc gia Mỹ Đình (khai mạc)
Cung thể thao Quần Ngựa (bế mạc)
Trang web2003 ASEAN Para Games
Kuala Lumpur 2001Manila 2005  >

Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2003 hay ASEAN Para Games 2003 là Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ hai, một sự kiện thể thao đa môn dành cho người khuyết tật Đông Nam Á được tổ chức hai năm một lần. Đại hội được tổ chức tám ngày sau Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 12 năm 2003. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức ASEAN Para Games và lần đầu tiên Đông Timor tham gia ASEAN Para Games.

Việt Nam là quốc gia thứ hai tổ chức ASEAN Para Games sau Malaysia. Khoảng 740 vận động viên từ 11 quốc gia đã tham gia 287 nội dung thuộc 5 môn thể thao. Thái Lan là nước dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương, theo sau là chủ nhà Việt Nam và Malaysia.

Phát triển và chuẩn bị[sửa | sửa mã nguồn]

Ban tổ chức Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 2 được thành lập để giám sát việc tổ chức đại hội.

Địa điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phốĐịa điểm thi đấu[1]Các môn thể thao
Hà NộiKhu liên hợp thể thao quốc gia
Sân vận động Quốc gia Mỹ ĐìnhLễ khai mạc, Điền kinh
Cung thể thao dưới nước Mỹ ĐìnhBơi lội
Khác
Cung thể thao Quần NgựaCầu lông, Lễ bế mạc
Nhà thi đấu Quận Cầu GiấyBóng bàn
Nhà thi đấu Trịnh Hoài ĐứcCử tạ

Tiếp thị[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:2003 ASEAN Para Games Mascot.jpg
Dê Vàng, linh vật chính thức của đại hội

Biểu tượng của ASEAN Para Games 2 - tác phẩm của hoạ sĩ Việt Nam Nguyễn Thế Nguyên - là hình ảnh cách điệu của một vận động viên ngồi trên xe lăn với hai tay giơ lên cao theo hình chữ “V” tượng trưng cho Việt Nam và "victory" (chiến thắng). Trên đỉnh biểu tượng là 11 vòng tròn nhỏ lồng vào nhau bao quanh hình Khuê Văn Các - biểu tượng văn hóa của Hà Nội, thể hiện sự đoàn kết, hợp tác, hữu nghị của các vận động viên khuyết tật giữa 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Màu sắc của vận động viên và Khuê Văn Các là màu xanh nước biển đậm thể hiện sự thống nhất trong khi màu của 11 vòng tròn là màu đỏ thẫm thể hiện lòng dũng cảm và đam mê.[2][3]

Linh vật[sửa | sửa mã nguồn]

Linh vật của ASEAN Para Games 2003 là "Dê Vàng" do họa sĩ Nguyễn Thế Nguyên thiết kế. Linh vật được lựa chọn vì năm Việt Nam đăng cai tổ chức ASEAN Para Games lần thứ hai (2003) là năm con dê trong hầu hết các lịch âm, đặc biệt là lịch Việt Nam và Trung Quốc. Con dê được miêu tả rộng rãi trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật của Việt Nam như một loài vật rất gần gũi, thân thiện và hữu ích đối với con người trong cuộc sống. Dê Vàng tượng trưng cho hạnh phúc, chiến thắng và lòng dũng cảm khi đối mặt với thử thách. Hình tượng Dê Vàng với tay trái chống vào thắt lưng, tay phải xòe hai ngón hình chữ V thể hiện niềm vui hân hoan chiến thắng, vượt lên số phận hội nhập cộng đồng, truyền đi thông điệp về tính cao thượng của thể thao, thúc giục các vận động viên vươn lên lập thành tích cao nhất. [4]

Bài hát chính thức[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát chính thức của ASEAN Para Games 2003 là "Chào Para Games Thăng Long-Hà Nội" do nhạc sĩ Nguyễn Đỗ sáng tác, với phần lời tiếng Anh của Nguyễn Tiến Long và được nhạc sĩ An Thuyên hòa âm, phối khí.[5]

Đại hội[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ khai mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ khai mạc được tổ chức tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình lúc 19 giờ ngày 21 tháng 12 năm 2003 (UTC+7). [6]

Lễ bế mạc[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ bế mạc được tổ chức tại Cung thể thao Quần Ngựa vào lúc 19 giờ ngày 27 tháng 12 năm 2003 (UTC+7). [7][8]

Các quốc gia tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

 

Các môn thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

5 môn thể thao được giới thiệu tại ASEAN Para Games 2003, 4 trong số đó là các môn Paralympic.

Bảng tổng sắp huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cộng có 760 huy chương, trong đó có 287 huy chương vàng, 245 huy chương bạc và 228 huy chương đồng đã được trao cho các vận động viên. Thành tích của nước chủ nhà Việt Nam là tốt nhất từ trước đến nay trong lịch sử ASEAN Para Games và đứng thứ hai sau Thái Lan. [10]

Chú giải

 

  Đoàn chủ nhà ( Việt Nam (VIE))
HạngĐoànVàngBạcĐồngTổng số
1 Thái Lan (THA)1016131193
2 Việt Nam (VIE)818086247
3 Malaysia (MAS)544046140
4 Myanmar (MYA)24121248
5 Indonesia (INA)10111839
6 Singapore (SIN)108119
7 Brunei (BRU)410519
8 Philippines (PHI)2152441
9 Campuchia (CAM)1539
10 Lào (LAO)0314
11 Đông Timor (TLS)0011
Tổng số (11 đơn vị)287245228760

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Competition Regulations (Vietnamese)”. 2003 ASEAN Para Games. 3 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2004.
  2. ^ “Logo at the official website of the Games”. 2003 ASEAN Para Games. 24 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “Những điều cần biết về ASEAN Para Games 2”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Mascot at the official website of the Games”. 2003 ASEAN Para Games. 6 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  5. ^ “Theme Song in the official website of the Games”. 2003 ASEAN Para Games. 6 tháng 9 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  6. ^ “Second ASEAN Para Games kick off in Vietnam”. Utusan Malaysia. 22 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ “Thailand wins ASEAN Para Games, Vietnam celebrates successful event”. Utusan Malaysia. 28 tháng 12 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “ASEAN Para Games 2 kết thúc thành công”. www.baobinhdinh.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ MPC eye 51 gold medals
  10. ^ “official website Of The Games”. 2003 ASEAN Para Games. 2 tháng 2 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2004. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm
Kuala Lumpur
Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á
Hà Nội

ASEAN Para Games II (2003)
Kế nhiệm
Manila
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%99i_Th%E1%BB%83_thao_Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_khuy%E1%BA%BFt_t%E1%BA%ADt_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81_2003