Wiki - KEONHACAI COPA

Đại hồng thủy (lịch sử)

Cơn lũ dữ
Một phần của Chiến tranh phương Bắc (Chiến tranh phương Bắc lần hai)

Thụy Điển, Muscovy (người Nga), Brandenburg và người Cossack ở Khmelnytsky chiếm đóng thịnh vượng chung Ba Lan-Litva.
Thời gian1655–60
Địa điểm
Kết quả Không rõ ràng, chiến thắng Pyrros của Ba Lan
Tham chiến
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
: 50.000 người
Áo: 17.000 người
: 2.000 người[3]
Tổng cộng: 69.000+
: 40.000 người
: 60.000 người
:16.000 người
: 40.000 người
: 25.000 người
Bản mẫu:Country data MoldaviaBản mẫu:Country data Wallachia: 10.000 người
Tổng cộng: 191.000+
Thương vong và tổn thất
Rất cao : 30,000 tử trận[4]
Rất cao

Cơn lũ dữ (tiếng Ba Lan: pоtор szwedzki, tiếng Litva: švedų tvanas, tiếng Thụy Điển: svenska syndafloden), hay còn được biết tới là Con lũ dữ Thụy Điển, là một trong những sự kiện bi thảm nhất trong lịch sử Ba Lan và có tác động vô cùng lớn tới Ba Lan sau này. Diễn ra cùng lúc với cuộc chiến tranh Nga-Ba Lan, cuộc nổi dậy Khmelnytskychiến tranh phương Bắc lần hai, cuộc xung đột này còn được gọi là Con lũ dữ Thụy Điển ở Ba Lan[5], do mức độ tàn phá khủng khiếp mà quân xâm lược Thụy Điển để lại cho Ba Lan, mà đã có tác động cực kỳ nghiêm trọng sau này. Từ "potop" trong tiếng Ba Lan, ám chỉ "lũ dữ" trong Kinh thánh, đã được chính Henryk Sienkiewicz cụ thể hóa trong cuốn tiểu thuyết Cơn lũ dữ của ông vào năm 1886.

Cuộc xung đột kinh hoàng này đã tàn phá 3/4 đất nước Ba Lan và cướp đi mạng sống của 1/3 dân số nước này bấy giờ.[6] Bản thân chính Giáo sư Andrzej Rottermund còn phải thừa nhận rằng cuộc xâm lược của Thụy Điển còn để lại hậu quả kinh hoàng hơn so với hành động đồng hủy diệt Ba Lan mà Liên XôĐức Quốc Xã gây ra trong Chiến tranh thế giới thứ hai, do người Thụy Điển đã xông vào cướp phá rất nhiều cổ vật quý của Thịnh vượng chung, mà phần đông sẽ không được trả về.[7] Warszawa, thủ đô Thịnh vượng chung, đã hoàn toàn bị đốt phá bởi quân xâm lược Nga-Thụy Điển, khiến cho thành phố sầm uất này chỉ còn 2.000 người sống sót.[8] Theo ước tính năm 2012, thiệt hại Ba Lan phải gánh chịu lên tới 4 tỷ Złoty. Quân Thụy Điển, cùng với những kẻ xâm lược người Nga sau đó, đã phá hủy hơn gần 200 thành phố, xã, cùng với hơn 150 nhà thờ và gần 90 thành trì lớn nhỏ.[9]

Một trong những hậu quả lớn nhất là sự hủy hoại hoàn toàn sức mạnh của Ba Lan, và hành động cướp phá của lính Nga và Thụy Điển là minh chứng của sự bạo tàn mà Ba Lan phải trải qua. Cuộc chiến này chính là khởi điểm đánh dấu sự suy tàn của Ba Lan, và mở đường để Nga trỗi dậy và nô dịch Ba Lan sau này.

Nguồn gốc chiến tranh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1648, Bohdan Khmelnytsky, một người Kozak Ukraina, lãnh đạo cuộc nổi dậy chống Ba Lan do bất mãn với chính sách cai trị của giới quý tộc Ba Lan-Litva. Mặc dù bị dập tắt năm 1651, những thiệt hại mà cuộc nổi loạn gây ra đã giúp Nga có cớ để Tây tiến trở lại, hòng đoạt đất của người Ukraina và Slav khác. Lợi dụng tình hình bất ổn đó, Sa hoàng Aleksei của Nga liền tuyên chiến và tấn công Ba Lan ở phía Đông, đánh chiếm Smolensk và toàn bộ Belarus ngày nay. Thụy Điển nghe được tin tức đó, liền cấu kết với Nga và phát động xâm lược từ phía Bắc tháng 7 năm 1655, chiếm nửa Tây của Ba Lan và cùng nhau hủy diệt đất nước này. Thụy Điển từ lâu luôn nuôi thèm khác bành trướng xuống phía nam, và còn có tranh chấp ngôi báu với Ba Lan, nên sử dụng luôn cuộc chiến này để thanh toán một kẻ thù nguy hiểm bấy giờ.

Thụy Điển xâm lược Ba Lan[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm, Thụy Điển nổi lên thành một thế lực hùng cường nhất nhì châu Âu, nhưng lại thiếu tiền để chi trả cho binh lính tham chiến. Ba Lan-Litva trở thành mục tiêu nhắm tới do nước này bị tàn phá bởi các cuộc chiến với người Ukraina và những kẻ xâm lăng người Nga. Ngoài ra, những tranh chấp của Nhà Vasa vốn có gốc Thụy Điển càng làm gia tăng sự thèm khát chiếm đóng Ba Lan của Thụy Điển. Trước đó, hai nước đã đánh nhau trong chiến tranh Ba Lan-Thụy Điển, nên thâm thù rất sâu.

Vua Ba Lan bấy giờ, Jan II Casimir, thiếu sự ủng hộ của giới quý tộc Ba Lan-Litva do ông chủ trương loại bỏ những bô lão lắm quyền lực và bản thân ông lại thân Áo bấy giờ. Ông trở thành một mục sư Công giáo năm 1643, nhưng rời khỏi vị trí ba năm sau và tranh cử cho vị trí ngai vàng Ba Lan sau khi Władysław IV Vasa qua đời. Tuy nhiên, nhiều quý tộc cho rằng ông là một vị vua nhu nhược, yếu đuối. Thậm chí Janusz RadziwiłłBogusław Radziwiłł, hai quý tộc Litva, còn chủ mưu liên minh với Thụy Điển và sau này sẽ lập ra Liên minh Kėdainiai, dưới trướng cai trị của Thụy Điển. Do nội bộ Ba Lan rạn nứt và các xung đột liên tiếp, Thụy Điển liền phát động chiến tranh, nhận thấy cơ hội để nô dịch nước này đã tới.

1655[sửa | sửa mã nguồn]

1656[sửa | sửa mã nguồn]

1657[sửa | sửa mã nguồn]

1658-60[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hủy diệt Thịnh vượng chung[sửa | sửa mã nguồn]

Charles X Gustav in skirmish with Polish Tatars at the battle of Warsaw, by Johan Philip Lemke (1684).
Charles X Gustav chiến đấu chống người Tatars tại Warsaw, 29 tháng 7 năm 1656. Johan Philip Lemke, tranh sơn dầu, 1684.

Những kẻ xâm lăng người Thụy Điển và Nga, dẫu chung hay khác phe, đều có chung mục tiêu: cướp phá và hủy hoại Ba Lan đến tận mức độ cao nhất có thể.

Quân Thụy Điển xâm lăng tới những vùng giàu có nhất Ba Lan bấy giờ (Đại Ba Lan, Tiểu Ba Lan, Mazovia, Pomerelia, Kujawy, Podlasie) mà 200 năm qua chưa từng bị chiến tranh. Hàng trăm nghìn tư liệu, sách vở và kiến thức, cổ vật quý giá đã bị người Thụy Điển cướp bóc và không bao giờ được trả lại, thậm chí còn bị trưng bày ở Bảo tàng Quân đội Thụy ĐiểnLivrustkammaren.[10] Quân Thụy Điển, hễ đến đâu, là chỗ đấy chỉ còn là tro tàn và thậm chí ngày nay, ở Ba Lan, những nơi đó đều phải được in chỉ dấu "tàn phá bởi người Thụy Điển", minh chứng cho sự bạo tàn và ngang ngược của người Thụy Điển bấy giờ. Thậm chỉ cả những báu vật như thảm lụa Thổ Nhĩ Kỳ, sứ Trung Hoa, cũng bị phá hủy.[10] Huber Kowalski của Đại học Warszawa cũng khẳng định người Thụy Điển sẵn sàng cướp phá tất cả những gì mà họ thấy được.[11] Thậm chí, Thụy Điển còn nuốt lời hứa từ Hòa ước Oliva họ đã ký – hoàn trả những báu vật ăn cắp ở Ba Lan, mà lại đem đấu giá và thậm chí không thừa nhận những báu vật này.[12] Hành động cướp phá này khiến GdańskLviv là hai nơi duy nhất quân Thụy Điển không xỉa tới. Ba Lan-Litva mất tới gần 70 thư viện và 20 tư liệu và còn lại rất ít công trình tiền-Baroque còn được lưu giữ.[13] Vào năm 2013, Marek Poznański của Mặt trận Palikot đã định gửi hàng ngàn tem, phiếu ra châu Âu kêu gọi Thụy Điển phải bồi thường thiệt hại.[14] Sławian Krzywiński, một doanh nhân, cũng lập nên Hội Tái thiết những thiệt hại bởi người Thụy Điển xâm lược (Fundacja Odbudowy Zniszczeń Dokonanych w Czasie Potopu Szwedzkiego), cùng với cáo buộc Thụy Điển vẫn chưa chịu bồi thường thiệt hại.[15]

Những kẻ xâm lược người Nga ở phía Đông thì có mục tiêu vừa chung lại vừa khác. Tuy chia sẻ với Thụy Điển về việc hủy diệt Ba Lan, Nga muốn biến Ba Lan trở thành một quốc gia lệ thuộc và cướp thêm lãnh thổ, thậm chí sáp nhập Ba Lan vào Nga Sa hoàng. Người Nga, nuôi mối thù từ cuộc chiến 1612 và việc người Ba Lan chiếm Moskva, đồng lõa với Thụy Điển để đốt phá Warsaw như một cách trả thù. Lính Nga, trong suốt cuộc chiến 6 năm chiến tranh, tham gia cướp phá và tiến hành đột kích suốt phía Đông của Ba Lan, nơi an ninh lỏng lẻo hơn, cùng với tàn phá và đem những tư liệu, cổ vật và báu vật quý của Ba Lan về Nga. Giống như Thụy Điển, Nga chưa bao giờ trả lại hay bồi thường thiệt hại cho Ba Lan, và cùng lúc đó, cũng đối đầu với lính Thụy Điển để tranh giành quyền lợi, và nhiều lúc cũng tham gia cướp bóc kinh hoàng về sau này ở phía Tây Ba Lan, nơi quân Thụy Điển cũng thường xuyên tham gia cướp phá.

Một trong những điểm mấu chốt chính là hành động can dự của Nga. Việc Nga tham gia cuộc chiến là biểu hiện đầu tiên của sự can dự của Nga vào Ba Lan. Sự suy yếu của Ba Lan về sau sẽ mở đường để Nga trổi dậy, chuyển mình thành Đế quốc Nga và sẽ tham gia vào cuộc Phân chia Ba Lan sau này.

Văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ervin Liptai: Military history of Hungary, Zrínyi Military Publisher, 1985. ISBN 963-326-337-9
  2. ^ a b László Markó: Lordships of the Hungarian State, Magyar Könyvklub Publisher, 2000. ISBN 963-547-085-1
  3. ^ Podhorodecki, Leszek (1987). Chanat Krymski i jego stosunki z Polską w XV–XVIII wieku. tr. 196. ISBN 83-05-11618-2.
  4. ^ Claes-Göran Isacson, Karl X Gustavs Krig (2002) Lund, Historiska Media. Page 96. ISBN 91-89442-57-1
  5. ^ Frost, Robert I (2004). After the Deluge. Poland-Lithuania and the Second Northern War, 16551660. Cambridge Studies in Early Modern History. Cambridge University Press. tr. 3. ISBN 0-521-54402-5.
  6. ^ Zawadzki, Marcin. “Durham University Polish Society”. Durham University. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2009. During 'The Deluge', Commonwealth lost an estimated ⅓ of its population (proportionally higher losses than during World War II), and its status as a great power.
  7. ^ "Nikt tak nie ograbił Polski jak Szwedzi" by Michał Chodurski, Polish Radio web page, 12.08.2012
  8. ^ “Pierwsze zniszczenie Warszawy i jej odbudowa po potopie 1655–1696. Irena Gieysztorowa, "Mówią wieki", nr 11, 1962”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ Potop szwedzki przyniósł Polsce straty o wartości 4 mld złotych, dzieje.pl, Portal historyczny, 29-10-2012
  10. ^ a b "Nikt tak nie ograbił Polski jak Szwedzi" by Michał Chodurski, Polish Radio webpage, 31.08.2012
  11. ^ Bezcenne skarby odkryte na dnie Wisły, PAP, 2011 - 11 - 24[liên kết hỏng]
  12. ^ Milczenie złodzieja by Adam Węgłowski, 27.12.2010
  13. ^ “Grabieże szwedzkie w Polsce (1). Przyczyny, charakterystyka i skutki”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2018.
  14. ^ Wprost weekly, Poseł Ruchu Palikota chce odszkodowania za... Potop 2013-01-16
  15. ^ Czy Szwedzi zapłacą nam za Potop? Straty wyliczono na 4 mld złotych by Mariusz Jałoszewski, 14.01.2013

Liên kết nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%93ng_th%E1%BB%A7y_(l%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD)