Wiki - KEONHACAI COPA

Đường thi tam bách thủ

Bìa tuyển tập Đường thi tam bách thủ thời Dân Quốc.

Đường thi tam bách thủ (chữ Hán phồn thể: 唐詩三百首) là một tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường do học giả Tôn Thù (1722-1778)[1] cùng phu nhân Từ Lan Anh tuyển soạn vào khoảng năm 1763 triều Càn Long thời nhà Thanh. Năm Đạo Quang, Thượng Nguyên nữ sử Trần Uyển Tuấn cùng em trai là Trần Tấn Phiên tiến hành phổ chú.

Sau này các phiên bản khác cũng xuất hiện, tất cả đều có nhiều hơn 300 bài thơ, từ "Tam bách" ở đây đề cập đến một số lượng ước chừng và mười, hai mươi hoặc nhiều hơn nữa các bài thơ được thêm vào là để thể hiện sự tốt lành[2]. Số 300 (hay chính xác hơn là 305) được coi là con số kinh điển trong các tuyển tập thơ do ảnh hưởng từ cuốn Kinh Thi.

Không bằng lòng với tuyển tập Thiên gia thi (千家詩) của Lưu Khắc Trang cuối thời Nam Tống, Tôn Thù chịu ảnh hưởng của cách tuyển soạn thời Minh đã lựa chọn các bài thơ dựa vào sự phổ biến và giá trị giáo huấn của chúng. Tuyển tập của ông được biết đến rộng rãi và có mặt tại nhiều gia đình Trung Quốc. Suốt nhiều thế kỷ, các học trò đã thuộc lòng các bài thơ này để học cách đọc và viết chữ.

Tuyển tập có nhiều bài thơ từ các thi sĩ như Đỗ Phủ, Lý Bạch, Vương Duy, Lý Thương Ẩn, Mạnh Hạo Nhiên, Hàn Dũ, Đỗ Mục, Bạch Cư Dị, Lưu Trường Khanh, Sầm Than, Vương Xương Linh, Vi Ứng Vật, và các tác gia khác.[3][4] Lý Hạ là một nhà thơ nổi tiếng vắng mặt trong hợp tuyển này.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên bản gốc thời Thanh của Đường thi tam bách thủ được sắp xếp theo cách luật, bao gồm các thể sau:

Trong số 317 bài thơ của một phiên bản, có 90 bài ở thể cổ thi và 227 bài ở thể luật thi hoặc tuyệt cú.[5]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Yu, 64-65
  2. ^ Rexroth, xvi
  3. ^ Various & Weichang Chan (electronic version), Witter Bynner (translator) (1997). “Home of 300 Tang Poems”. Chinese Text Initiative (bằng tiếng Trung và English). University of Virginia. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ “Tang Shi – 300 Tang poems”. Wengu - Chinese Classics and Translations (bằng tiếng Trung, English, và French). AFPC. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2007. Liên kết ngoài trong |publisher=, |work= (trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ Watson 127

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_thi_tam_b%C3%A1ch_th%E1%BB%A7