Wiki - KEONHACAI COPA

Đường sắt Đà Nẵng – Hội An (1905–1916)

Đường sắt Đà Nẵng – Hội An
Thông tin chung
KiểuĐường sắt Decouville
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Observatoire
Ga cuốiGa Tourane – Fleuve
Hoạt động
Sở hữuChính quyền Đông Dương
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến33 km (21 mi)

Đường sắt Đà Nẵng – Hội An là một tuyến đường sắt kiểu Decouville nối Đà Nẵng với Hội An hoạt động từ năm 1905 đến 1916 để thay thế cho sông Cổ Cò bị vùi lấp.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 1905 – 1916[sửa | sửa mã nguồn]

Vào đầu thế kỷ 21, hoạt động giữa hai đô thị Đà NẵngHội An vẫn còn chặt chẽ do đó đòi hỏi giao thông giữa hai khu vực. Tuy vậy sông Cổ Cò lại bị vùi lấp và gây khó khăn cho giao thông.

  • Năm 1902, Dérobert, J. Fiard và các doanh nhân người Pháp khác đã đề nghị với chính quyền Đông Dương về một tuyến đường sắt kiểu Decouville nối Đà Nẵng với Hội An nếu phương pháp nạo vét sông Cổ Cò không thực hiện được.
  • Giữa năm 1904, do không tìm ra ngân sách để nạo vét sông Cổ Cò, chính quyền đã cho khởi công xây dựng đường sắt kiểu Decouville giữa Đà NẵngHội An.[1]
  • Ngày 9 tháng 10 năm 1905, tuyến đường sắt Đà Nẵng – Hội An đã được đưa vào sử dụng, (Tên bằng tiếng Pháp: Tramway de l’Ilot de l’Observatoire à Faifoo). Đường sắt Đà Nẵng – Hội An có điểm đầu ở đảo Cô (cảng Tiên Sa ngày nay), chạy dọc theo hữu ngạn sông Hàn, qua Ngũ Hành Sơn và đến Hội An. Toàn tuyến có 6 nhà ga lần lượt là: Observatoire, Tiên Sa, Concession Guérin, Cổ Mân, Tourane – Mỹ Khê, Tourane – Fleuve. Một ngày tổ chức chạy ba chuyến tàu, trong đó hai chuyến buổi sáng và một chuyến buổi chiều.[1]
  • Năm 1916, tình trạng bị gió cát vùi lấp khiến hoạt động của tuyến đường này ngày càng khó khăn và ít hiệu quả, sau đó là cơn bão năm Thìn (1916) đã khiến tuyến đường sắt bị tê liệt hoàn toàn. Trước các bất lợi trên, khâm sứ Trung Kỳ đã ban hành nghị định cho phép phát mãi các thiết bị còn lại của tuyến đường sắt này vào năm 1917.[2]

Dự án tàu điện[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng kêu gọi sự hợp tác từ trong nước và quốc tế với dự án tàu điện Đà Nẵng – Hội An với tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng. Theo đề xuất, tuyến có tổng chiều dài là 33 km, kết nối sân bay quốc tế Đà Nẵng với trung tâm Hội An chạy dọc theo biển. Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2019 đến năm 2024.[3]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Võ Văn Hoàng (13 tháng 6 năm 2015). “Tuyến đường sắt thọ chỉ...11năm”. Báo Đà Nẵng. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ “Hệ thống đường sắt thành phố Đà Nẵng”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng. 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ Vĩnh Nhân (28 tháng 11 năm 2018). “Đầu tư tuyến tàu điện 15.000 tỷ Đà Nẵng - Hội An thế nào?”. Báo Giao Thông. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2023.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA%AFt_%C4%90%C3%A0_N%E1%BA%B5ng_%E2%80%93_H%E1%BB%99i_An_(1905%E2%80%931916)