Wiki - KEONHACAI COPA

Đường Nguyễn Trãi, Thành phố Hồ Chí Minh

Đường Nguyễn Trãi đoạn thuộc Phường 14, Quận 5

Đường Nguyễn Trãi là một tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, nối từ nút giao đường Hồng Bàng – Nguyễn Thị Nhỏ (giáp ranh Quận 5Quận 11) đến ngã sáu Phù Đổng (Quận 1)[1]. Con đường này được mệnh danh là "phố thời trang" của Sài Gòn, với hàng trăm cơ sở kinh doanh các loại mặt hàng từ giày dép, quần áo, túi xách, nón, mắt kính...[2][3][4][5]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng xoay nơi giao nhau giữa các tuyến đường Nguyễn Trãi, Cống Quỳnh và Phạm Ngũ Lão

Tuyến đường này bắt đầu từ nút giao đường Hồng Bàng – Nguyễn Thị Nhỏ, đi về hướng đông cắt qua các tuyến đường lớn như: Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương, Trần Phú, Lê Hồng Phong trên địa bàn Quận 5 đến đường Nguyễn Văn Cừ (ranh giới Quận 5 và Quận 1) rồi tiếp tục đi theo hướng đông bắc qua rìa phía tây của công viên 23 tháng 9 và kết thúc tại ngã sáu Phù Đổng (vòng xoay giao thông nơi giao nhau của 6 tuyến đường: Cách Mạng Tháng Tám, Lý Tự Trọng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Trãi và Lê Thị Riêng).[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện con đường cái quan từ thành Bát Quái về vùng Chợ Lớn và miền Tây Nam Bộ
Bản đồ tỉnh Gia Định năm 1815 do Trần Văn Học vẽ (có chú thích các địa danh) thể hiện con đường cái quan từ thành Bát Quái về vùng Chợ Lớn và miền Tây Nam Bộ
Bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1895 thể hiện hai tuyến đường bộ kết nối hai thành phố
Bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1895 thể hiện hai tuyến đường bộ kết nối hai thành phố

Đường Nguyễn Trãi một trong những con đường lâu đời nhất vùng đất Sài Gòn – Gia Định. Xưa đây là một đoạn của con đường thiên lý từ cổng thành Bát Quái đi qua vùng Đề Ngạn (Chợ Lớn) rồi đi về miền Tây Nam Bộ. Đến thời Pháp thuộc, con đường này gồm hai đoạn, đoạn thứ nhất từ ngã sáu về đến ranh thành phố Chợ Lớn (đường Nguyễn Văn Cừ ngày nay) được gọi là route haute de Saigon à Cholon (đường Sài Gòn – Chợ Lớn trên) để phân biệt với con đường chạy dọc theo rạch Bến Nghé là route basse de Saigon à Cholon (đường Sài Gòn – Chợ Lớn dưới, nay là đại lộ Võ Văn Kiệt)[a][6][7]. Đoạn còn lại từ đường Ngô Quyền đến đường Nguyễn Thị Nhỏ là đường đô thị thuộc thành phố Chợ Lớn với tên gọi đường Cây Mai[8]. Đến năm 1922, đoạn đường từ ngã sáu đến đường Nguyễn Văn Cừ được đặt tên là đường Frère Louis và đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Ngô Quyền (được làm từ thập niên 1910) được đặt tên là đường Maréchal Joffre.[b]

Năm 1950, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên đoạn đường từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Ngô Quyền ngày nay thành đường Quang Trung[9], năm 1952 lại đổi đường Cây Mai thành đường Hartmann. Tuy nhiên sau đó hai con đường Hartmann và Quang Trung được nhập lại thành đường Quang Trung. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên đường Frère Louis thành đường Võ Tánh và đường Quang Trung thành đường Nguyễn Trãi. Năm 1975, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nhập hai con đường Nguyễn Trãi và Võ Tánh thành đường Nguyễn Trãi như hiện nay.[8]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Chợ Lớn, Quận 5 ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều hội quán của người Hoa với kiến trúc cổ độc đáo, trong đó đường Nguyễn Trãi có hai hội quán nổi tiếng là hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà Thiên Hậu) và hội quán Nghĩa An (còn gọi là Chùa Ông hay Miếu Quan Đế).[10][11]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Lúc bấy giờ giao thông đường bộ kết nối Sài Gòn và Chợ Lớn chỉ có hai con đường này, về sau người Pháp mới xây dựng thêm đại lộ Galliéni (đường Trần Hưng Đạo ngày nay).
  2. ^ Hai thành phố Sài Gòn và Chợ Lớn lúc này đã giáp nhau tại đường Nancy (nay là đường Nguyễn Văn Cừ).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Phố thời trang Nguyễn Trãi”. Tuổi Trẻ Online. 9 tháng 11 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ “Những địa chỉ sắm đồ Tết lý tưởng ở Sài Gòn”. Báo điện tử VnExpress. 27 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  4. ^ “Phố Thời trang”. Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  5. ^ “Đường Nguyễn Trãi trở thành Phố thời trang”. Tuổi Trẻ Online. 26 tháng 4 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  6. ^ “Saigon - Chợ Lớn: thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 - Phần III”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 9 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ “Những con đường Sài Gòn thay đổi sau gần nửa thế kỷ”. Báo điện tử VnExpress. 12 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ a b Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 50. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  9. ^ Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư (2001). Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. tr. 215. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ “Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các hội quán hơn 200 tuổi ở Sài Gòn”. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 5. 28 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.
  11. ^ “Đình chùa, hội quán tại TPHCM thu hút du khách”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. 11 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2022.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i,_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh