Wiki - KEONHACAI COPA

Đường Bùi Viện, Thành phố Hồ Chí Minh

Đường Bùi Viện
Phố Tây
Hướng vào từ đường Trần Hưng Đạo
LoạiĐường đi bộ
Vị tríPhường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tọa độ10°46′03″B 106°41′38″Đ / 10,767421°B 106,693979°Đ / 10.767421; 106.693979
Nút giao
chính
'Ngã tư quốc tế'
(Phạm Ngũ Lão-Đề Thám;
Đề Thám-Bùi Viện)

Đường Bùi Viện là một tuyến đường tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Đây là tuyến đường vui chơi về đêm nổi tiếng của thành phố với nhiều quán bar và quán bia nhỏ lề đường, chuyên kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ du lịch giá rẻ.[2]

Đường Bùi Viện bắt đầu từ đường Trần Hưng Đạo, cạnh ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, giao cắt với các con đường Đề Thám, Đỗ Quang Đẩu và kết thúc tại đường Cống Quỳnh[1]. Khu vực các tuyến đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão và Đỗ Quang Đẩu còn được biết đến với tên gọi là Phố Tây ba lô.[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1949, đây vốn là con đường mòn làng Tân Hòa. Năm 1950, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên thành đường Bảo Hộ Thoại. Đến năm 1955, đường được đổi tên thành đường Bùi Viện, tên gọi này được giữ nguyên đến hiện tại.[3]

Thời Việt Nam Cộng hòa, khu vực các đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và Bùi Viện còn có tên gọi là Ngã tư quốc tế.[4][5]

Năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai xây dựng đường Bùi Viện thành tuyến phố đi bộ. Toàn bộ tuyến đường được thi công cải tạo, nâng cấp vỉa hè, lòng đường, hệ thống chiếu sáng, thoát nước[6][7]. Phố đi bộ Bùi Viện chính thức khai trương vào ngày 20 tháng 8 năm 2017, là phố đi bộ thứ hai tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau phố đi bộ Nguyễn Huệ.[8][9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b “Phố đi bộ Bùi Viện”. Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư (2001). Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. tr. 19. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ “Phố đi bộ Bùi Viện - 'Con đường quốc tế' từ lâu rồi...”. Tuổi Trẻ Online. 27 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ “Ngã tư nổi tiếng đất Sài thành”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ “Tất bật thay "áo mới" cho phố đi bộ Bùi Viện”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ – Trang Thành phố Hồ Chí Minh. 30 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ “Phố Tây Bùi Viện đang "lột xác" để thành phố đi bộ thế nào?”. Báo Giao thông. 18 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ “Phố đi bộ Bùi Viện chính thức khai trương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ – Trang Thành phố Hồ Chí Minh. 21 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ “Phố đi bộ Bùi Viện nhộn nhịp trong đêm đầu tiên”. Báo điện tử VnExpress. 21 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2022.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_B%C3%B9i_Vi%E1%BB%87n,_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh