Wiki - KEONHACAI COPA

Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa

Đông Sơn
Phường
Phường Đông Sơn
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngBắc Trung Bộ
TỉnhThanh Hóa
Thành phốThanh Hóa
Thành lập1994
Địa lý
Tọa độ: 19°47′36″B 105°47′41″Đ / 19,7932°B 105,7948°Đ / 19.7932; 105.7948
MapBản đồ phường Đông Sơn
Đông Sơn trên bản đồ Việt Nam
Đông Sơn
Đông Sơn
Vị trí phường Đông Sơn trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,84 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng11089 người
Mật độ12.201 người/km²
Khác
Mã hành chính14785[1]

Đông Sơn là một phường thuộc thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Đông Sơn nằm gần trung tâm thành phố Thanh Hóa, có vị trí địa lý:

Phường Đông Sơn có diện tích 0,84 km², dân số năm 2019 là 11.089 người[2], mật độ dân số đạt 13.201 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước cách mạng, địa giới phường hiện nay thuộc làng Lai Thành.

Sau cách mạng tháng Tám, địa bàn phường hiện nay khi đó thuộc địa giới xã Đông Hải.

Năm 1971, xã Đông Hải được sáp nhập vào thị xã Thanh Hóa.

Đến năm 1994, thành lập phường Đông Sơn trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Đông Hải.

Đông Sơn nằm bên tuyến kênh Nhà Lê, là tuyến đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ kinh đô Hoa Lư đến Đèo Ngang và được xem là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông vì những đóng góp cho các cuộc chiến tranh của người Việt.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Phường nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố, dọc theo quốc lộ 47 nối liền thành phố Thanh Hóa với thành phố Sầm Sơn. Trên địa bàn phường có chợ Đông Thành là chợ đầu mối phía đông của thành phố Thanh Hóa.

Làng trẻ em SOS Thanh Hóa là nơi nuôi dạy những em nhỏ mồ côi hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Trường tiểu học Hermainn Gmeiner được khánh thành trước khi bước vào năm học 2010, là mô hình trường ngoài công lập thuộc Làng SOS Việt Nam nhằm phục vụ chăm sóc, giáo dục cho trẻ em làng SOS tỉnh Thanh Hóa. Quy mô trường gồm 10 lớp học với số lượng có thể tiếp nhận khoảng 40 học sinh.[3][4]

Trên địa bàn phường có trường THPT chuyên Lam Sơn - một trong những trường trung học phổ thông chuyên đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Thanh Hoá, tuyển chọn và đào tạo học sinh năng khiếu cấp THPT các môn văn hóa, ngoại ngữ trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa[5]; cùng với đó là trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa, trường chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa[6].

Đền thờ nữ thần Thủy Tinh công chúa nằm ở ngã ba sông: sông Nhà Lê, sông Cầu Cốc và sông Quảng Châu.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ https://web.archive.org/web/20220925090758/https://gis.gso.gov.vn/#14.07/19.79328/105.79576. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ Báo Thanh Hóa điện tử.Tổ chức SOS quốc tế tài trợ hơn 20 tỷ đồng xây dựng Trường Tiểu học HERMANN GMEINER.30/08/2010[liên kết hỏng]
  4. ^ “Báo Thanh Hóa điện tử.Khánh thành Trường Tiểu học Hermann Gmainer.Trần Hằng.06/09/2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ “THPT CHUYÊN LAM SƠN”. thptchuyenlamson.edu.vn. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ “Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa”. Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên THC

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_S%C6%A1n,_th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_Thanh_H%C3%B3a