Wiki - KEONHACAI COPA

Đông Mỹ, Thanh Trì

Đông Mỹ
Xã Đông Mỹ
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnThanh Trì
Địa lý
Tọa độ: 20°54′58″B 105°52′34″Đ / 20,91611°B 105,87611°Đ / 20.91611; 105.87611
Đông Mỹ trên bản đồ Hà Nội
Đông Mỹ
Đông Mỹ
Vị trí xã Đông Mỹ trên bản đồ Hà Nội
Đông Mỹ trên bản đồ Việt Nam
Đông Mỹ
Đông Mỹ
Vị trí xã Đông Mỹ trên bản đồ Việt Nam
Diện tích2,75 km²[1]
Dân số (2022)
Tổng cộng9.515 người[2]
Mật độ3.460 người/km²
Dân tộcHầu hết là Kinh
Khác
Mã hành chính00685[3]

Đông Mỹ là một thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Xã Đông Mỹ có diện tích 2,75 km², dân số năm 2022 là 9.515 người,[1][2] mật độ dân số đạt 3.460 người/km².

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Mỹ ở phía Đông Nam huyện Thanh Trì, nằm cách trung tâm Hà Nội 17 km. Xã có vị trí địa lý như sau:

  • Đông giáp xã Vạn Phúc
  • Tây giáp xã Liên Ninh
  • Bắc giáp xã Ngũ Hiệp và Duyên Hà
  • Nam giáp huyện Thường Tín

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Đông Mỹ xưa là căn cứ chiếm đóng của tướng Nguyễn Siêu trong thời loạn 12 sứ quân. Vị tướng này đã chiêu dân lập làng và gây dựng lên một căn cứ quân sự mạnh thời Hậu Ngô Vương.

Xã Đông Phù Liệt là tên gọi chính thức cho tới trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Lúc ấy xã Đông Phù Liệt thuộc tổng Nam Phù Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông và là lị sở của huyện Thanh Trì.

Theo thần tích xã và các vị cao niên kể lại thì làng Đông Phù Liệt cổ ở giáp bờ sông Hồng và có chợ Đông Phù Liệt là nơi buôn bán sầm uất một vùng. Khi sông Hồng đổi dòng, làng không còn ở cạnh sông nên dân chúng đã chuyển dần vào vùng gò đống phía trái của làng để làm ăn sinh sống, đó là đất Tây Phù Liệt (nay là các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh).

Thế kỉ X, đây là vùng gò đống hoang vắng hầu như chưa có bóng người, cây cối còn rậm rạp như rừng. Tây Phù Liệt chính là nơi đặt bản doanh của sứ quân Nguyễn Siêu. Khi Đinh Bộ Lĩnh diệt được Nguyễn Siêu thì dân vùng này coi đó như là mối thù không đội trời chung và phải bỏ cả ruộng vườn 19 năm liền mới dần tụ hội. Vì là đất nghịch của tân triều nên phải thay tên đổi họ, đổi tên làng để thích nghi với cuộc sống mới. Hơn nữa, cư dân chủ yếu từ ven sông đất Đông Phù Liệt nên họ vẫn giữ tên Đông Phù Liệt vừa đỡ rắc rối về mặt chính trị, vừa giữ tên gốc của làng. Tuy nhiên, tên Tây Phù Liệt vẫn còn lưu giữ trên các văn bản giấy tờ của triều đình và để chỉ vùng gò đống trên đất phía Tây của làng. Trong số các làng có đền và miếu thờ Nguyễn Siêu trên đất Thanh Trì thì có 4 làng liền kề nhau: Việt Yên (Vẹt), Đông Trạch, Đông Phù (Kẻ Nhót), Văn Uyên, riêng Đông Phù thờ ông làm thành hoàng vì đây là trung tâm của căn cứ Tây Phù Liệt. Người dân ở đây coi ông là người sáng lập làng.

Tây Phù Liệt, Đông Phù Liệt, Phù Liệt rồi Đông Phù là một địa chỉ với 4 tên gọi khác nhau. Vì Tây Phù Liệt vào thế kỉ X được nhắc đến nhiều do gắn với Nguyễn Siêu - một sứ quân mạnh trong 12 sứ quân. Đây cũng là nơi đóng quân của nghĩa quân Lam Sơn do thái giám Lê Nguyễn chỉ huy, rồi vài ngày sau Lê Lợi dời ra Đông Phù Liệt, tức nơi cư dân bấy giờ đã sống thành làng thành xóm.

Tới đầu thời Lý, tên Đông Phù Liệt được gọi phổ biến cả trong danh xưng của người dân và trên văn bản giấy tờ, nhưng khi cần chỉ rõ vùng gò đống phía Tây người ta vẫn còn ghi Tây Phù Liệt. Còn Phù Liệt là tên gọi tắt thường thấy trong sách vở như trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú và Thiên Nam ngữ lục (một bộ sử thi cổ). Còn trong thơ ca, hò vè, truyện kể của dân chúng thì hầu như không thấy. Tên Đông Phù cũng là tên gọi tắt, cách đây vài trăm năm thì thấy tồn tại cả trong giấy tờ, sách vở và cả thơ ca truyền khẩu, còn viết đấy đủ tên Đông Phù Liệt chỉ thấy trong công văn giấy tờ.

Đông Phù Liệt, Tây Phù Liệt là địa danh mà nhiều nhà sử học chỉ ghi chung nhất là thuộc huyện Thanh Trì, có thể khẳng định chính là địa chỉ mà ngày nay là thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, ngoại thành Hà Nội.

Ngoài ra thôn Đông Phù còn dược người dân gọi là làng Nhót vì trong thời xưa, đây là làng trồng rất nhiều nhót trong vùng

Hiện nay xã đông mũ có 5 thôn; Thôn 1 xưa kia có các Mô ma vang; mô ma cả; mô ma vang; mô ma treo

Thôn 5 còn được gọi là làng mỹ Ả ( nguồn gốc nơi đây sinh ra nhiều người con gái đẹp)

Trên địa bàn xã còn có Chùa Hưng Long tức chùa Nhót có lịch sử từ thế kỷ XI thời nhà Lý.Từng được 2 công chúa nhà Lý là Lý Từ Thục và Lý Từ Huy về tu hành.

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ a b Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (14 tháng 1 năm 2022). “Thông báo 54/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 đến 14/01/2022”. LuatVietnam.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_M%E1%BB%B9,_Thanh_Tr%C3%AC