Wiki - KEONHACAI COPA

Đá Hải Sâm

Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Hải Sâm
Ảnh vệ tinh chụp đá Hải Sâm (tháng 8 năm 2023)
Địa lý
Vị trí của đá Hải Sâm
Vị trí của đá Hải Sâm
đá Hải Sâm
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°27′44″B 111°35′20″Đ / 16,46222°B 111,58889°Đ / 16.46222; 111.58889 (đá Hải Sâm)
Diện tích1,5 ha (đất nổi)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng
Vị trí của đá Hải Sâm trong quần đảo.

Đá Hải Sâm (tiếng Anh: Antelope Reef; tiếng Trung: 羚羊礁; bính âm: Língyáng jiāo, Hán-Việt: Linh Dương tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đá này nằm cách đảo Quang Ảnh khoảng 1,5 hải lý (2,8 km) về phía đông và cách đảo Hữu Nhật khoảng 0,5 hải lý (0,9 km) về phía nam.[1]

Đá Hải Sâm là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát rạn vòng này.

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Rạn san hô đá Hải Sâm dài khoảng 3 hải lý (5,6 km), rộng khoảng 2 hải lý (3,7 km)[2] và chìm xuống nước khi thủy triều lên.

Ở góc đông nam của ran san hô nổi lên một cồn cát cao 1 m so với mực nước biển và rộng 1,5 ha; Trung Quốc gọi nó là bãi cát Khuông Tử (tiếng Trung: 筐仔沙洲; bính âm: Kuāngzǎi Shāzhōu; Hán-Việt: Khuông Tử sa châu)[3][4], có tọa độ địa lý là 16°26′49″B 111°36′24″Đ / 16,44694°B 111,60667°Đ / 16.44694; 111.60667.

Xã khu Linh Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Xã khu Linh Dương là một đơn vị hành chính không chính thức (tương đương cấp thôn ở Việt Nam) được Trung Quốc thành lập năm 2010 trên địa phận đá Hải Sâm và đảo Hữu Nhật, thuộc Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.[5] Năm 2014, đảo Hữu Nhật được tách ra khỏi xã khu Linh Dương để thành lập xã khu Cam Tuyền.[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ United States. Hydrographic Office (1937). Publications: Issue 125. United States. Hydrographic Office. tr. 131.
  2. ^ Great Britain. Hydrographic Dept, John Phillips (thuyền trưởng) (1906). The China Sea Directory (volume 2) (ấn bản 5). Hydrographic Office (Admiralty), in bởi Eyre and Spottiswoode. tr. 126.
  3. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 6.
  4. ^ “第一节 西沙群岛的主要岛礁”. 海南史志网. ngày 11 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012.
  5. ^ “最美三沙”. 文汇报 (上海)|文汇报. 18 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ “三沙市西沙群岛有居民岛礁实现群众自治组织全覆盖-中新网”. www.chinanews.com.cn. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2023.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Không ảnh chụp khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Quang Hoà
đảo Quang Hoà
Vị trí của đảo Duy Mộng
đảo Duy Mộng
Vị trí của đảo Quang Ảnh
đảo Quang Ảnh
Vị trí của đá Hải Sâm (là một rạn vòng)
đá Hải Sâm
Vị trí của đảo Hữu Nhật
đảo Hữu Nhật
Vị trí của đảo Hoàng Sa
đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Ốc Hoa (chỉ là một cồn cát)
đảo Ốc Hoa
Vị trí của đảo Ba Ba (chỉ là một cồn cát)
đảo Ba Ba
Vị trí của bãi Xà Cừ (là một bãi san hô)
bãi
Xà Cừ
Khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhìn từ phía đông
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A1_H%E1%BA%A3i_S%C3%A2m