Wiki - KEONHACAI COPA

Đào (họ)

Đào (chữ Hán: 陶) là một trong những họ của người Việt Nam, Triều Tiên, và Trung Quốc. Trong danh sách Bách gia tính, họ này đứng thứ 31, về mức độ phổ biến, họ này xếp thứ 98 ở Trung Quốc theo số liệu năm 1990.

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể nói rằng có rất ít tài liệu nào cho thấy gốc tích của dòng họ Đào ở Việt Nam, kể các trong các gia phả của các chi họ Đào lớn như ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa... Theo một số tài liệu thì họ Đào được phát tích từ thời Hùng vương thứ 6, hiện nay thần phả, thần tích cũng như bia đá tại đền Thượng khu di tích đền Hùng vẫn còn ghi công tổ tiên họ Đào đã từng là Đại tướng quân đánh giặc Ân, Đức thánh Bạch Hạc Tam Giang - Đào Xuân Trường, Đào Thạch Khanh thời Hùng Vương, Thời Hai Bà Trưng có Bắc Bình Vương Đào Kỳ, nhà Ngô có Đào Nhuận cắm cọc dẫn quân đánh giặc trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938, triều Lý có Thái Sư, Á Vương Đào Cam Mộc.... Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dòng họ Đào sinh ra những danh nhân, tướng sĩ có nhiều công lớn và được người dân tôn thờ là Thành hoàng trong các làng quê Việt Nam.

Ngoài ra một nhánh khác vốn gốc danh tướng Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn có người con trai thứ hai là Trần Đăng Huy. Khi có con, ông cho  người con lớn lên vùng Tam Nông, nay phát triển thành 3 chi nhánh họ Đào ở Hùng Đô, Quang Húc huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ và ở Yên Lập, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc là những nơi gần sông, tiện đường về Sơn Đông. Người con nhỏ ở lại Minh Nông một thời gian, gia đình lại rời đi lên vùng Yên Bái, sau đó sang vùng Bắc Sơn Tây, rồi phân chia, một nhánh sang Lào, một nhánh trở về vùng Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây cũ. Mỗi lần di chuyển là một lần thay họ, đổi tên. Cuối thế kỷ 18, chi trưởng về lại xóm Giải làng ven sông Hồng thuộc làng Minh Nông, tổng Minh Nông, huyện Hạc Trì, tỉnh Phú Thọ định cư đến ngày nay.

Người họ Đào Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng họ Đào ở Trung Quốc là một dòng họ lớn. Nhiều nhà văn, nhà viết kịch, nhà sáng tác đã đưa dòng họ này vào tác phẩm của mình là một điều minh chứng ảnh hưởng của dòng họ Đào trong đời sống xã hội Trung Quốc. Có một chi tiết thú vị trong lịch sử thời Chiến Quốc là: sau khi giúp Việt vương Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, giết chết Phù Sai, quân sư Phạm Lãi đã treo ấn từ quan, để không rơi vào cảnh: "chim đã hết thì cung bỏ xó, thỏ đã hết thì chó săn cũng không còn chỗ dung thân". Phạm Lãi vượt biển, đến vùng nước Tề sống ẩn dật đổi tên thành Đào Chu Công. Sau khi lập gia thất, ông sinh được 03 người con trai đều đặt tên cho con theo họ Đào. Gia đình ông kinh doanh và sau này trở thành một phú thương. Hiện tại còn lưu trữ nhiều câu chuyện của Đào Chu Công trong đối nhân xử thế.

Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Đào Lang”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ a b “Đào Tế, Đào Lại và Đào Độ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ http://sovhttdl.haiduong.gov.vn/pages/chitiettin.aspx?newsId=861fe9ae-3f93-4160-bfeb-a8809a9b969e Lưu trữ 2017-03-13 tại Wayback Machine Đào Bạt, Thanh Hà
  4. ^ Đại Nam thực lục-tập 7-Đệ tứ kỉ-các quyển từ XIII đến XLII-các trang 387, 393, 419, 466, 467, 468, 474, 496, 508, 537, 553, 567, 577, 582, 602, 634, 639, 669, 724, 747, 757, 761, 773, 775, 779, 785, 791, 800, 802, 810, 845, 867, 933, 984, 1014, 1018, 1065, 1081, 1087, 1093, 1095, 1100, 1103, 1107, 1118, 1121, 1138, 1147, 1175, 1176, 1182, 1183, 1197, 1198, 1199, 1200, 1201, 1202, 1203, 1204, 1206, 1212, 1213, 1219, 1221, 1229
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_(h%E1%BB%8D)