Wiki - KEONHACAI COPA

Áp thấp nhiệt đới Ten (2005)

Áp thấp nhiệt đới Ten
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Hình ảnh vệ tinh của mô hình đám mây hình elip không có tâm rõ ràng
Áp thấp nhiệt đới Ten ngay sau khi hình thành vào ngày 13 tháng 8
Hình thànhngày 13 tháng 8 năm 2005
Tanngày 19 tháng 8 năm 2005
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 1 phút:
35 mph (55 km/h)
Áp suất thấp nhất1008 mbar (hPa); 29.77 inHg
Thiệt hạiKhông có
Vùng ảnh hưởngKhông có
Một phần của Mùa bão Bắc Đại Tây Dương 2005

Áp thấp nhiệt đới Ten là một xoáy thuận nhiệt đới hoạt động với thời gian ngắn và yếu, là hệ thống thứ mười của mùa bão kỷ lục Bắc Đại Tây Dương 2005. Nó hình thành vào ngày 13 tháng 8 từ một con sóng nhiệt đới xuất phát từ bờ biển phía tây của châu Phi vào ngày 8 tháng 8. Do tác động mạnh của gió đứt, nó suy yếu dần và không còn đủ mạnh nên chỉ còn được đánh giá là áp thấp nhiệt đới. Nó bị suy yếu nặng vào ngày 14 tháng 8, nhưng tàn dư của nó đã góp phần vào sự hình thành bão Katrina, sau khi hợp nhất với một con sóng nhiệt đới vào ngày 19 tháng 8. Do đó, nó thường được gọi là "tiền thân của Katrina". Áp thấp nhiệt đới này không ảnh hưởng đến đất liền và không trực tiếp gây ra bất kỳ trường hợp tử vong hoặc thiệt hại đáng kể nào.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Track map of tropical depression
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa
Áp thấp nhiệt đới Ten lúc mạnh nhất vào ngày 13 tháng 8.

Vào ngày 8 tháng 8, một con sóng nhiệt đới xuất phát từ bờ biển phía tây của châu Phi và tiến vào Đại Tây Dương. Khi di chuyển về phía tây, áp thấp có dấu hiệu suy yếu ở tầng đối lưu vào ngày 11 tháng 8. Chúng tiếp tục phát triển dần và được cho là đã hình thành áp thấp nhiệt đới vào 12:00 UTC ngày 13 tháng 8, ở địa điểm cách Barbados 2.600 kilômét (1.600 mi) về phía đông.[1] Tầm hoạt động của áp thấp bao trùm một khu vực rộng lớn xung quanh một cơn bão đang hoạt động, với đặc điểm dải kéo dài hình vòng cung và mở rộng lan ra ngoài. Tuy nhiên, các điều kiện môi trường xung quanh nó trở nên bất thường.[2] Áp thấp suy yếu và di chuyển không ổn định một cách chậm dần về phía tây, và gió đứt đã ức chế bất kỳ khả năng tăng cường đáng kể nào sau đó. Cuối ngày 13 tháng 8, nó "bắt đầu thành tiền thân cơn bão bão Irene khi tiến triển của nó đứt lìa phần phía nam còn phần trên phát triển mạnh thành một cơn bão lớn".[3] Gió đứt dự báo sẽ giảm trong vòng 48 giờ, khiến một số mô hình dự báo bão cho rằng áp thấp cuối cùng sẽ phát triển mạnh dần thành bão.[3]

Đến sáng sớm ngày 14 tháng 8, gió đứt đã làm gián đoạn đáng kể xoáy thuận, khiến mức độ hoàn lưu khí quyển giảm dần từ khu vực đối lưu, với diễn biến ngày càng xấu. Sau khi di chuyển uốn khúc, cơn bão bắt đầu di chuyển về phía tây. Các nhà dự báo dự kiến nó sẽ tiếp tục di chuyển về phía tây bắc vì vùng áp suất cao ở phía nam Bermuda được dự báo sẽ suy yếu và một vùng áp suất cao khác dự đoán sẽ hình thành ở phía tây nam của Azores.[4] Khoảng 18:00 UTC ngày 14 tháng 8, gió đứt mạnh đã làm suy yếu bão và nó không còn đủ tiêu chí để gọi là một cơn bão nhiệt đới. Nó đã giảm xuống chỉ còn mức áp thấp và Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo cuối cùng về xoáy thuận này. Nó di chuyển về phía tây, đôi khi tạo ra một loạt các hoạt động đối lưu, trước khi hợp nhất với một con sóng nhiệt đới khác vào ngày 19 tháng 8.[1]

Áp thấp nhiệt đới Twelve hình thành ở phía đông nam Bahamas vào lúc 21:00 UTC vào ngày 23 tháng 8, một phần từ tàn dư của áp thấp nhiệt đới Ten.[5][6] Trong khi các tiêu chuẩn thông thường để đánh giá áp thấp nhiệt đới ở Đại Tây Dương quy định rằng việc xác định ban đầu sẽ được giữ lại khi áp thấp tái tạo, hình ảnh vệ tinh cho thấy một con sóng nhiệt đới đã kết hợp với áp thấp nhiệt đới Ten ở phía bắc Puerto Rico để tạo thành một hệ thống mới, phức tạp hơn, đó là áp thấp nhiệt đới Twelve.[7] Phân tích sau bão cho thấy sự lưu thông ở mức độ thấp của áp thấp nhiệt đới Ten đã tách ra và tiêu tan; chỉ có ít ảnh hưởng ở tầng bình lưu và việc Ten đã nhập với sóng nhiệt đới thứ hai. Kết quả là, theo tiêu chuẩn đánh giá bão không đủ để đặt tên bão cho nó. Áp thấp nhiệt đới Twelve sau đó đã phát triển thành bão Katrina.[8]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Do áp thấp nhiệt đới Ten không di chuyển vào đất liền như xoáy thuận nhiệt đới, nên không có cảnh báo và đồng hồ xoáy thuận nhiệt đới nào được thông báo. Không có ảnh hưởng, thiệt hại, hoặc trường hợp tử vong nào được báo cáo, và không có tàu biển nào được cảnh báo bão nhiệt đới. Hệ thống của Trung tâm Bão Quốc gia Hoa Kỳ không xác định đó là bão nhiệt đới nên không đặt tên.[1] Cơn bão đã góp phần dẫn đến sự hình thành của bão Katrina, một cơn bão được xếp Cấp 5 trong Thang bão Saffir-Simpson, cơn bão này đổ bộ vào LouisianaMississippi, gây ra thiệt hại thảm khốc, trở thành một trong năm cơn bão tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.[8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Beven, Jack L. (ngày 17 tháng 1 năm 2006). “Tropical Cyclone Report: Tropical Depression Ten” (PDF). National Hurricane Center. Miami, Florida: National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ Avila, Lixion A. (ngày 13 tháng 8 năm 2005). “Tropical Depression Ten Discussion Number 1”. National Hurricane Center. Miami, Florida: National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  3. ^ a b Stewart, Stacy R. (ngày 13 tháng 8 năm 2005). “Tropical Depression Ten Discussion Number 2”. National Hurricane Center. Miami, Florida: National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  4. ^ Knabb, Richard D. (ngày 14 tháng 8 năm 2005). “Tropical Depression Ten Discussion Number 3”. National Hurricane Center. Miami, Florida: National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  5. ^ United States Senate (2006). Hurricane Katrina: a nation still unprepared. U.S. Government Printing Office. tr. 61. ISBN 0-16-076749-0. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  6. ^ Michael P. Erb. “A Case Study of Hurricane Katrina: Rapid Intensification in the Gulf of Mexico” (PDF). University of North Carolina Asheville. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  7. ^ Stewart, Stacy R. (ngày 23 tháng 8 năm 2005). “Tropical Depression Twelve Discussion Number 1”. National Hurricane Center. Miami, Florida: National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.
  8. ^ a b Knabb, Richard D.; Rhome, Jamie R.; Brown, Daniel P. (ngày 20 tháng 12 năm 2005). Tropical Cyclone Report: Hurricane Katrina (PDF). National Hurricane Center (Bản báo cáo). Miami, Florida: National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81p_th%E1%BA%A5p_nhi%E1%BB%87t_%C4%91%E1%BB%9Bi_Ten_(2005)