Wiki - KEONHACAI COPA

Áo anh sứt chỉ đường tà

"Áo anh sứt chỉ đường tà"
Bản nhạc "Áo anh sứt chỉ đường tà" phát hành trước năm 1975
Bài hát của Elvis Phương
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1971
Thể loạiNhạc tiền chiến
Sáng tácHữu Loan
Soạn nhạcPhạm Duy

"Áo anh sứt chỉ đường tà" là một sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy được phổ nhạc từ bài thơ "Màu tím hoa sim" của thi sĩ Hữu Loan.[1][2][3][4] Bài hát được Phạm Duy phổ nhạc từ năm 1949, nhưng mãi đến năm 1971 mới hoàn thành và được xem là bản phổ nhạc nổi tiếng theo sát nguyên tác của bài thơ.[5][6][7]

Xuất xứ[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát "Áo anh sứt chỉ đường tà" được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ bài thơ "Màu tím hoa sim" của thi sĩ Hữu Loan ngay khi bài thơ được sáng tác vào năm 1949 nhưng đến năm 1971 mới hoàn thành nhạc phẩm này.[5][6][3] Trong tất cả các bài hát phổ nhạc từ bài thơ "Màu tím hoa sim" thì bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy được xem là theo sát nguyên tác của bài thơ này nhất.[6][7][3][8]

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

"Áo anh sứt chỉ đường tà" được thu âm lần đầu tiên bởi danh ca Thái Thanh trong băng nhạc Shotguns 25 của nhạc sĩ Ngọc Chánh, sau đó được Elvis Phương thể hiện trong băng Shotguns 26.[9] Năm 1993, Elvis Phương thể hiện bài hát này trong chương trình Paris By Night 19 của Trung tâm Thúy Nga, đây được xem là bản thu âm hay nhất của bài hát với phần hòa âm của nghệ sĩ Chí Tài.[3] Bài hát cũng được một số ca sĩ thể hiện như: Duy Quang, Đức Tuấn, Trần Thái Hòa, Cẩm Vân, Ý Lan.[10][9][11]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Ca sĩ Cẩm Vân cho biết bà rất thích bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" của nhạc sĩ Phạm Duy và cảm phục sự tinh tế, dồn mọi cảm xúc vào bài hát.[12] Nhị Độ của báo Công an nhân dân, nhận xét bài "Áo anh sứt chỉ đường tà" của nhạc sĩ Phạm Duy là bản phổ nhạc kỳ công trong suốt 20 năm, gần như giữ được nguyên gốc lời thơ của thi sĩ Hữu Loan và đi vào lòng công chúng.[5] Hiểu Nhân của báo VnExpress, cho rằng bài hát là một khúc ca bi hùng, diễn tả nhiều cung bậc và sắc thái tình cảm.[9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thái Lộc - Sơn Lâm (18 tháng 3 năm 2020). “Đi tìm màu tím hoa sim - Kỳ 1: Đứa bé đẻ rơi và bài thơ tình thế kỷ”. Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 27 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ Lê Nam (2 tháng 3 năm 2018). “Đúng, đó là bài hát 'Áo anh sứt chỉ đường tà'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập 9 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ a b c d Đông Kha (17 tháng 3 năm 2021). “Ca khúc "Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà" – Tuyệt phẩm phổ thơ của nhạc sĩ Phạm Duy”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập 7 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ Lương Hàn (15 tháng 8 năm 2020). "Màu tím hoa sim" - bi kịch của Hữu Loan”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập 28 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ a b c Nhị Độ (21 tháng 4 năm 2010). “Khi câu thơ với nhạc hớp hồn nhau”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập 9 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ a b c Trung Sơn (6 tháng 8 năm 2020). “Bài hát "Những đồi hoa sim" được cấp phép sau gần nửa thế kỷ”. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 10 năm 2021. Truy cập 27 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ a b Đông Kha (5 tháng 10 năm 2021). “Câu chuyện về những bài nhạc phổ thơ nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Duy (Phần 1)”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2021. Truy cập 7 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ Phú Trang (22 tháng 5 năm 2020). “Sao lại quên người làm thơ?”. Báo Đồng Nai. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2021. Truy cập 9 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ a b c Hiểu Nhân (18 tháng 3 năm 2020). “Những bài hát gắn liền tên tuổi Thái Thanh”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập 7 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Bồng Sơn (28 tháng 10 năm 2012). “Ý Lan quỳ trên sân khấu hát ca khúc của Phạm Duy”. Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 11 năm 2021. Truy cập 7 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ PV (14 tháng 10 năm 2018). “Đức Tuấn kể về lần gặp gỡ đầu tiên với nhạc sĩ Phạm Duy”. Đài truyền hình Việt Nam. Truy cập 9 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ Hoàng Dung – Thoại Hà (27 tháng 1 năm 2013). “Nghệ sĩ Việt ngậm ngùi tiếc nhớ Phạm Duy”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 2 năm 2021. Truy cập 7 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81o_anh_s%E1%BB%A9t_ch%E1%BB%89_%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng_t%C3%A0