Wiki - KEONHACAI COPA

Án binh bất động

Án binh bất động là thuật ngữ quân sự không được mô tả là tấn công hay phòng thủ, về cấp độ chiến lược hay chiến thuật nó có thể bao gồm cả hai. Khái niệm này mô tả quân đội được đặt trong tình trạng kìm chế, tránh giao chiến với quân đối phương, che giấu lực lượng để không bị phát hiện, hoặc triệt thoái. Thông thường các hoạt động quân sự theo cách này tiến hành bởi một đạo quân yếu hơn đối thủ.

Khi lực lượng không đủ mạnh và không có khả năng xác định chiến thắng, để tránh thiệt hại, việc tránh giao chiến là cần thiết, quân đội có thể án binh bất động, hoặc di chuyển nhanh ra khỏi vùng quân địch đang triển khai.

Án binh bất động cũng bao gồm việc một đạo quân đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu nhưng để đối phương tấn công trước, tình huống này xảy ra sẽ giúp phán đoán rõ hơn ý định và hướng tiến của quân đối phương, từ đó các biện pháp phản ứng quân sự sẽ chính xác, hiệu quả hơn.

Trong một số tình huống chiến tranh, đôi khi hai bên có lực lượng tương đối đồng đều nhau, đạo quân nào tấn công trước sẽ phải bại, bởi vì lực lượng tấn công sẽ phải để lại một phần ở căn cứ xuất phát, một phần dàn trải bảo vệ cho tuyến cung ứng hậu cần, trong khi đó lực lượng phòng thủ có thể tập trung toàn bộ quân của mình cho việc phòng thủ, cùng với lợi thế địa hình và công sự phòng thủ, bố trí đội hình và hỏa lực sẵn sàng, vì vậy thường sẽ chiến thắng đạo quân tấn công trước.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dương Diên Hồng (2004). “Mưu kế người xưa”. Công ty Văn hóa Hương Trang., Trang 78.
  • “Về cội về nguồn: thi ca dân gian dẫn giải, Tập 1”. NXB Văn nghệ. 1994. tr. 30.
    Trích:
    ...Án binh bất động. Nghĩa là: Ngừng quân lại, không hành động gì.; Ý nói: Ngưng hoạt động để chờ thời cơ...
  • Trần Quang Mân (2002). “Thành ngữ & Tục ngữ Việt Nam chọn lọc: Song ngữ Việt-Anh”. NXB Trẻ. tr. 5.
    Trích:
    ...Án binh - chờ đợi là trước hết cho quân dừng lại để đóng giữ một chỗ; còn án binh - bất động là đang toan tính rất khẩn trương - hòng chuẩn bị cho một hành động tiếp theo...
  • Nguyễn Phan Quang (2004). “Theo dòng lịch sử dân tộc: sự kiện và tư liệu, Tập 1”. NXB Tổng hợp Tp.HCM. tr. 303.
    Trích:
    ...cần rút về Hiên Lĩnh làm kế thoái binh để nghỉ ngơi nuôi sức, nhử cho giặc khinh thường...
  • “Nghiên cứu lịch sử, Số phát hành 261”. Viện Sử học. 1992. tr. 18.
  • Vũ Ngọc Đĩnh (1995). “Hào kiệt Lam Sơn, Tập 2”. NXB Văn học. tr. 702.
    Trích:
    ...Đỗ Bí dặn đi dặn lại mãi là án binh bất động, cố thủ đừng tiếp chiến...
  • Hoàng Minh Thảo (2006). “Thượng tướng, GS Hoàng Minh Thảo tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh”. NXB Quân đội nhân dân. tr. 833.
  • “Văn hóa nghệ thuật, Số phát hành 277-282”. NXB Bộ văn hóa thông tin. 2007.
Wiki - Keonhacai copa chuyên cung cấp kiến thức thể thao, keonhacai tỷ lệ kèo, bóng đá, khoa học, kiến thức hằng ngày được chúng tôi cập nhật mỗi ngày mà bạn có thể tìm kiếm tại đây có nguồn bài viết: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81n_binh_b%E1%BA%A5t_%C4%91%E1%BB%99ng